Ngày rằm tháng Bảy, (THỨ SÁU , NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2022)
tangthuphathoc.net-Phật Thuyết Vu Lan Bồ Kinh Sớ
PHẬT THUYẾT VU LAN BỒN KINH SỚ
Sa-môn Tông Mật, người Sung quốc soạn.
Cúi lạy A Di Đà,
Thần Chú dứt gốc nghiệp
Cùng Quan Âm, Thế Chí,
Hải chúng Bồ Tát Tăng.
Con mê bổn trí quang,
Vọng đọa luân hồi khổ
Nhiều kiếp không tạm ngừng
Không được cứu được nương.
Nay được thân là người,
Vẫn nhằm đời trược loạn,
Dầu lại dự Tăng luân,
Mà chưa nhập pháp lưu.
Mục kích chánh pháp suy,
Muốn chống, sức chưa đủ,
Chỉ vì từ đời trước
Chẳng tu thắng thiện căn.
Nay tâm con quyết định,
Cầu sanh Cực Lạc quốc,
Rồi ngồi thuyền bổn nguyện,
Vớt hết kẻ trầm luân.
Nếu con không vãng sanh,
Thời khó toại bổn nguyện.
Vì vậy với Ta Bà,
Quyết định phải thoát lìa.
Cũng như người bị trôi,
Trước cầu mau đến bờ,
Sau rồi tìm phương thế,
Ra vớt người giữa dòng.
Nay con chí thành tâm,
Thâm tâm, hồi hướng tâm,
Đốt cánh tay ba liều
Kết tịnh đàn một thất.
Chuyên trì chú Vãng sanh,
Chỉ trừ giờ ăn ngủ,
Đem công đức tu nầy
Cầu quyết sanh Cực Lạc.
Nếu con thối bổn nguyện,
Quên tưởng về Tây Phương,
Thì liền đọa địa ngục,
Để mau biết ăn năn.
Thề chẳng luyến Nhơn, Thiên
Cùng vô vi Niết Bàn.
Ngưỡng nguyện Phật oai thần,
Lực, vô úy, bất cộng
Tam Bảo đức vô biên,
Gia bị (PHÁP DANH) Trí Húc nầy,
Chiết phục khiến bất thối
Nhiếp thọ cho tăng trưởng.
Nam-mô ÐẠI-HẠNH Phổ-hiền Bồ-tát
( 3 lần)
BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN
ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI
Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
( 108 lần)
Liên Tông Cửu
Tổ
TRÍ HÚC ĐẠI SƯ
Trí Húc Đại Sư, người
Ngô huyện, họ Chung tự Ngẫu
Ích.
Thân phụ thọ trì chú Đại Bi, nằm mộng thấy Quan Thế Âm Bồ Tát trao
cho một đứa trẻ trai, mà sanh ra ngài.
Thuở thiếu niên ngài học nho, từng viết sách bác Phật. Sau khi được
đọc bộ “Trúc Song Tùy
Bút” của Liên Trì Đại Sư, ngài liền đốt quyển sách bác Phật.
Năm 20 tuổi, ngài đọc kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, phát tâm xuất thế,
mỗi ngày niệm Phật.
Năm Thiên Khải thứ nhất, tuổi hai mươi bốn, sau khi nghe một Pháp
Sư giảng kinh, ngài sanh nghi tình, mới dụng tâm tham cứu. Ít lúc sau, được tỏ
ngộ, ngài bèn đóng cửa thất ở Ngô Giang. Xảy mang bịnh nặng, khi ngọa bịnh,
ngài nhất tâm cầu sanh Tịnh Độ. Bịnh bớt, ngài kết đàn trì chú Vãng Sanh:
Ngài làm bài kệ phát nguyện:
Cúi lạy A Di Đà,
Thần Chú dứt gốc nghiệp
Cùng Quan Âm, Thế Chí,
Hải chúng Bồ Tát Tăng.
Con mê bổn trí quang,
Vọng đọa luân hồi khổ
Nhiều kiếp không tạm ngừng
Không được cứu được nương.
Nay được thân là người,
Vẫn nhằm đời trược loạn,
Dầu lại dự Tăng luân,
Mà chưa nhập pháp lưu.
Mục kích chánh pháp suy,
Muốn chống, sức chưa đủ,
Chỉ vì từ đời trước
Chẳng tu thắng thiện căn.
Nay tâm con quyết định,
Cầu sanh Cực Lạc quốc,
Rồi ngồi thuyền bổn nguyện,
Vớt hết kẻ trầm luân.
Nếu con không vãng sanh,
Thời khó toại bổn nguyện.
Vì vậy với Ta Bà,
Quyết định phải thoát lìa.
Cũng như người bị trôi,
Trước cầu mau đến bờ,
Sau rồi tìm phương thế,
Ra vớt người giữa dòng.
Nay con chí thành tâm,
Thâm tâm, hồi hướng tâm,
Đốt cánh tay ba liều
Kết tịnh đàn một thất.
Chuyên trì chú Vãng sanh,
Chỉ trừ giờ ăn ngủ,
Đem công đức tu nầy
Cầu quyết sanh Cực Lạc.
Nếu con thối bổn nguyện,
Quên tưởng về Tây Phương,
Thì liền đọa địa ngục,
Để mau biết ăn năn.
Thề chẳng luyến Nhơn, Thiên
Cùng vô vi Niết Bàn.
Ngưỡng nguyện Phật oai thần,
Lực, vô úy, bất cộng
Tam Bảo đức vô biên,
Gia bị Trí Húc nầy,
Chiết phục khiến bất thối
Nhiếp thọ cho tăng trưởng.
Về sau, Đại
Sư rộng truyền giáo pháp Thiên Thai ở các nơi: Ôn Lăng, Chương Châu, Thạch
Thành, Thành Khê, Trường Thủy và Tân An, rồi về dưỡng lão ở Linh Phong.
Đương thời,
những nhà tu Thiền các nơi, phần đông cho pháp môn Tịnh Độ là quyền giáo, phàm
gặp người niệm Phật, ắt bảo tham cứu chữ “Thùy (ai)?”. Riêng mình Đại Sư cho
rằng: trì hồng
danh chính là “Tâm Tông viên đốn”.
- Ông
Trác Tả Xa, một nhà tu thiền gạn: “Thế nào là hướng thượng nhứt lộ” của môn
niệm Phật? Thế nào là rời tứ cú, tuyệt bách phi? - Cực tắc rốt sau cả của người
niệm Phật là gì? – Gì là một dùi sau ót của kẻ hào hoa hư ngụy?
- Trông
mong Hòa Thượng dẹp duy tâm Tịnh độ, tự tánh Di Đà qua một bên. Thân kiến Như
Lai cảnh giới nói mau một phen, để chấn động Đại Thiên thế giới.
- Đại
Sư đáp: “Hướng thượng nhứt trước” chẳng phải Thiền chẳng phải Tịnh. Vừa nói đến
tham cứu, đã là quyền tạm vì kẻ hạ căn rồi. Nếu quả thiệt bực đại trượng phu tự
nên tin chắc “thị
tâm tác Phật, thị tâm thị Phật”. Nếu có một niệm cách với Phật
thời chẳng đặng gọi là “niệm
Phật Tam Muội”. Nếu niệm niệm không trở cách với Phật, thời cần
gì gạn hỏi là “ai?”.
Còn Cực tắc của môn Tịnh độ là: không có Phật ngoài niệm làm sở niệm
của niệm, cũng không có niệm ngoài Phật năng niệm nơi Phật.
Chính lúc hạ thủ, toàn thân lấn vào rời tứ cú tuyệt bách phi.
Chỉ thấy được quang minh của đức A Di
Đà Phật, chính là thấy thập phương vô lượng chư Phật. Chỉ sanh về Cực Lạc Tây
Phương, chính là sanh khắp ở vô lượng Tịnh độ, đây là “hướng
thượng nhất lộ” của môn niệm Phật.
Nếu bỏ A Di
Đà hiện tiền mà đi nói tự tánh Di Đà, bỏ Tây Phương Cực Lạc mà đi nói duy tâm
Tịnh độ, đó là “hào hoa hư ngụy”.
Kinh dạy:
“tam Hiền, Thập Thánh còn ở quả báo, chỉ một mình Phật là thật ở Tịnh độ”, lời
nầy là “một dùi sau ót đấy”.
Chỉ tin chắc
được môn niệm Phật nầy, rồi
nương tín khởi nguyện, nương nguyện khởi hạnh, thời niệm niệm
lưu xuất vô lượng Như Lai, ngồi khắp vô lượng thế giới ở mười phương mà chuyển
Đại Pháp Luân, chiếu xưa suốt nay, chẳng phải là việc ngoài phần mình, há lại
chỉ chấn động Đại thiên thế giới mà thôi ư?”.
Đại Sư từng
dạy rằng: “Pháp môn niệm Phật không có gì lạ lùng cả, chỉ tin chắc rồi cố sức thực hành
thôi”.
Phật
dạy: “Nếu người
nào niệm một đức Phật A Di Đà, đây gọi là “Vô Thượng Thâm Diệu Thiền”.
- Tổ Thiên Thai bảo: “Bổn
môn tam muội đồng tên niệm Phật. Niệm Phật tam muội là vua trong các môn tam
muội”.
- Tổ
Vân Thê nói: “Một
câu A Di Đà Phật gồm hết tám giáo, nhiếp cả năm tông”.
Đáng tiếc người thời nay xem niệm Phật là việc thường cho là công
phu của hạng ngu phu ngu phụ. Do đó mà lòng tin không chắc, không cố sức thực
hành, trọn ngày lơ lơ nên rồi tịnh nghiệp không thành.
Phải biết
rằng một niệm hiện tiền đây vốn tự rời tứ cú tuyệt bách phi, chẳng cần tác ý
rời tuyệt. Chính hiện tiền một câu Phật đương niệm đó cũng vốn siêu tình ly
kiến, nhọc gì nói diệu nói huyền. Chỉ quý là tin cho chắc, giữ cho vững, rồi
liền niệm đi. Hoặc ngày đêm mười vạn câu, bảy vạn câu, hoặc năm vạn, ba vạn,
phải quyết định chẳng cho thiếu, thề trọn đời không biến đổi. Đúng như vậy mà
không được vãng sanh Tịnh độ thời tam thế chư Phật là vọng ngữ. Được vãng sanh
rồi thời trụ bực bất thối, tất cả pháp môn đều lần lượt hiện tiền.
Rất kỵ nay
vầy mai khác. Gặp người nghĩa học thời muốn học văn luận, gặp người tu thiền
lại mong tham mong cứu, gặp ngươi trì luật thời mộ khất thực trì bát… Như vậy
thì ắt không rồi việc gì, trong tâm lăng xăng đủ sự.
Chẳng ngờ:
niệm A Di Đà Phật đặng thành thục, thời tam tạng giáo lý gồm trong đó; một
nghìn bảy trăm công án cơ quan hướng thượng cũng ở trong đó; ba nghìn oai nghi,
tám vạn tế hạnh, tam tụ tịnh giới cũng không ra ngoài câu Phật.
Người chơn thiệt niệm Phật:
trong thì quên thân, ngoài quên cảnh, đó là “đại bố thí”; không
sanh lòng tham, sân, si là “đại
trì giới”; chẳng chấp thị phi nhơn ngã là “đại nhẫn nhục”; niệm
Phật không gián đoạn là “đại
tinh tấn”; vọng tưởng không móng khởi là “đại thiền định”;
không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm là “đại trí huệ”.
Thử kiểm
điểm lấy mình, nếu chưa quên được thân tâm thế giới, còn tham, sân, si, còn thị
phi nhơn ngã, còn gián đoạn, còn vọng tưởng tạp niệm, còn bị việc khác môn khác
lôi kéo, thời chưa phải là “chơn
thiệt niệm Phật”.
Muốn đến
cảnh giới nhất tâm
bất loạn cũng không phải là có phương cách gì khác lạ, lúc
mới tập niệm phải dùng xâu chuỗi ghi số rành rẽ định chắc thời khóa quyết định
không thiếu.
Lâu
lâu thuần thục, không niệm mà vẫn tự niệm, bấy giờ ghi số hay không ghi số đều
đặng. Nếu ban đầu vội muốn viên dung tự tại, muốn vô tướng, thời ắt niệm lực
khó thành; đây là vì tin không chắc nên thực hành không cố gắng.
Tha hồ
cho ai giảng suốt mười hai phần giáo, tam tạng kinh điển, cùng thấu cả nghìn
trăm công án cũng chỉ là việc bên bờ sanh tử mà thôi. Đến phút lâm chung quyết
định dùng không đặng.
Năm Thuận Trị thứ XI nhà Thanh mùa đông, Đại Sư có bịnh. Ngài dặn
các đệ tử: sau khi trà tỳ, tán xương trộn bột chia thí cho cá chim để kết duyên
Tịnh độ với chúng nó.
Sang năm,
ngày 21 tháng giêng, Đại Sư sáng sớm dậy, khỏe khoắn tươi tỉnh như không bịnh.
Đến giờ ngọ Đại Sư ngồi kiết già trên giường, xoay mặt về hướng Tây chấp tay mà
tịch, thọ 57 tuổi.
Sau khi Đại
Sư tịch ba năm, các môn nhơn hội lại định y pháp trà tỳ. Lúc mở nắp khánh, thời
thấy toàn thân của Đại Sư vẫn nguyên vẹn, tóc ra dài phủ mép tai, sắc mặt như
sống.
Đại
chúng không nỡ tuân lời của Đại Sư dặn, mới xây tháp thờ ở Linh Phong.
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Trí Húc Đại sư tự
Ngẫu Ích, người đời Thanh, họ Chung, nhà ở Ngô huyện. Thân phụ trọ trì chú Đại
Bi và Bạch Y, mộng thấy đức Quán Âm đại sĩ trao cho một đứa bé trai mà sanh ra
ngài.
Thuở niên thiếu
ngài học Nho, từng viết sách bác Phật. Sau nhân xem bộ Trúc Song Tùy Bút của
Liên Trì Đại Sư, liền đốt quyển sách của mình viết. Năm hai mươi tuổi, ngài đọc
kinh Địa Tạng Bản Nguyện phát ý xuất trần, mỗi ngày hằng niệm Phật.
Niên hiệu Thiên Khải
năm đầu, ngài hai mươi bốn tuổi, sau khi nghe một pháp sư giảng kinh, bỗng phát
nghi tình, dụng công tham cứu. Ít lâu sau, được tỏ ngộ, liền đóng cửa nhập thất
ở Ngô Giang. Thời kỳ ấy ngài đau nặng, mới quyết chí niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
Bịnh vừa bớt, liền kết đàn trì chú Vãng sanh một thất, đốt ba liều nơi cánh
tay, thề phát lòng bồ đề cầu sanh Cực Lạc, để mau chứng đạo quả, sớm độ chúng hữu
tình.
Về sau, Đại sư trụ
trì trải qua các nơi: Ôn Lăng, Chương Châu, Thạch Thành, Thánh Khê, Trường Thủy
và Tân An, rộng truyền giáo pháp Thiên Thai và môn niệm Phật. Thời bấy giờ, những
ta tu thiền ở các nơi, phần đông cho pháp môn Tịnh độ là quyền giáo; khi gặp
người niệm Phật, tất bảo tham cứu chữ Thùy. Riêng Đại sư lại nhận định
pháp Trì danh chính là tâm tông viên đốn. Có ông Trác Tả Xa, một nhà tu thiền,
đem những huyền lý bên Thiền gạn hỏi Tịnh độ, ngài liền trả lời một cách thỏa
đáng. Sau đó, Đại sư về dưỡng lão ở Linh Phong.
Bình thời, Đại sư
từng khai thị rằng: Pháp môn Tịnh Độ không chi chi lạ kỳ đặc biệt, yếu điểm chỉ
là tin sâu, nguyện thiết và gắng sức thật hành mà thôi. Phật dạy: “Nếu người
nào chuyên niệm A Di Đà, chính là Vô thượng thâm diệu thiền”. Trí Giả đại sư bảo:
“Niệm Phật tam muội là vua trong các môn tam muội”. Tổ Vân Thê cũng nói: “Một
câu A Di Đà Phật bao trùm tám giáo, tròn nhiếp năm tông”.
Đáng tiếc người thời
nay xem niệm Phật là cạn cợt tầm thường, bảo đó là là công hạnh của hạng ngu
phu, ngu phụ. Bởi thế nên lòng tin không chắc, chẳng gắng sức thật hành, trọn
ngày lơ là, công phu khó thành tựu. Có kẻ lại lập phương tiện khéo bảo:”Muốn đi
sâu vào niệm Phật tam muội phải tham cứu chữ Thùy“. Họ đâu biết rằng: Một
tâm niệm hiện tiền, vốn đã tự rời tứ cú, tuyệt bách phi, chẳng cần phải tác ý rời
và tuyệt. Một câu niệm Phật là hiện tại, cũng vốn vượt tình lìa kiến, cần chi
nói diệu nói huyền? Chỉ quí tin cho chắc, giữ cho vững, rời buông bỏ hết mà niệm.
Hoặc mỗi ngày đêm niệm một muôn, hai muôn, năm muôn, bảy muôn, mười muôn câu lấy
sự nhất định không thiếu làm tiêu chuẩn. Như thế quyết giữ đến trọn đời, thề
không biến đổi. Và nếu đúng như thế mà không được vãng sanh, thì chư Phật trong
ba đời đều thành vọng ngữ. Một khi được về Cực Lạc, vĩnh viễn không còn thối
chuyển, tất cả pháp môn đều lần lượt hiện tiền.
Rất kiêng kỵ kẻ
không có chủ trương, nay vầy mai khác. Khi gặp nhà thuyết giáo, thì muốn tầm
chương trích cú, học luật học kinh. Gặp người tu thiền lại mong tham cứu thoại
đầu, theo cơ phong chuyến ngữ. Gặp bậc trì luật, ưa thích ôm bát khất thực, tu
hạnh đầu đà. Thế nên sự sự không rồi, điều điều chẳng trọn. Đâu biết rằng khi
câu Phật hiệu niệm được thuần thục, thì ba tạng, mười hai phần kinh gồm ở trong
đó; một ngàn bảy trăm công án, cơ quan hướng thượng đều ở trong đó; ba ngàn oai
nghi, tám muôn tế hạnh, tam tụ tịnh giới cũng ở trong đó.
Người chân thật niệm
Phật, buông bỏ cả thân tâm thế giới là đại bố thí. Niệm Phật không khởi tham
sân si là đại trì giới. Niệm Phật không quản nhân ngã thị phi là đại nhẫn nhục.
Niệm Phật không gián đọan, không tạp vọng là đại tinh tấn. Niệm Phật không còn
vọng tưởng thô tế là đại thiền định. Niệm Phật không bị các pháp khác mê hoặc
là đại trí huệ. Thử kiểm điểm lấy mình, nếu chưa quên thân tâm thế giới, chưa dứt
niệm tham sân si, chưa tuyệt lòng thị phi nhân ngã, chưa hết gián đoạn tạp vọng,
chưa trừ vọng tưởng bông lông, chưa khỏi bị pháp khác cuốn lôi mê hoặc, thì
chưa phải là người chân thật niệm Phật.
Nếu muốn đến cảnh
giới nhất tâm bất loạn, cũng không có cách gì lạ. Khi mới tập niệm, dùng chuỗi
ký số rành rẽ, và khắc định thời khóa đừng để cho thiếu sót. Như thế lâu ngày,
công phu tụ thuần thục, không niệm mà vẫn tự niệm. Chừng đó, muốn ký số
hay không ký số cũng được. Nếu bước đầu, vội vàng lộ vẻ mình hay giỏi, muốn tỏ
ra không trước tướng, muốn học hỏi lối viên dung tự tại, rốt niệm lực khó
thành. Đây tổng yếu bởi tin chưa sâu, thực chành chưa hết sức.
Người như thế, dù
cho giảng thông thuộc ba tạng mười hai phần kinh, thấu suốt một ngàn bảy trăm
công án, cũng đều là việc bên bờ sống chết luân hồi mà thôi. Kẻ ấy đến lúc lâm
chung, quyết định không dùng chi được….!
Năm Thuận Trị thứ
hai, vào cuối Đông, Đại sư cảm bịnh nhẹ, ngài di chúc mọi việc và dặn các đệ tử,
sau khi trà tỳ, phải tán nhuyễn xương trộn với bột hòa thành viên, chia thí cho
loài cá chim để kết duyên Tịnh độ với chúng. Sang đầu năm, ngày 21 tháng giêng,
Đại sư sáng dậy sớm, sắc diện tươi khỏe như người không bịnh. Đến đúng ngọ,
ngài đoan tọa trên giường, xây mặt về Tây chấp tay niệm Phật mà tịch, thọ được
57 tuổi.
Ba năm sau, các
môn nhân hội lại, định y pháp làm lễ trà tỳ. Lúc mở bảo tháp ra thấy toàn thân
đại sư vẫn còn nguyên vẹn, tóc ra dài phủ hai tai, sắc mặc tươi tỉnh như sống.
Đại chúng không nỡ tuân lời di chúc, xây tháp thờ toàn thân ở chùa Linh Phong.
(Đại Sư là vị tổ thứ 9 trong Liên Tông, họ Chung, hiệu
Trí Húc, quê ở Ngô Huyện. Người cha trì chú Đại Bi mười năm, mộng thấy đức Quán
Âm bồng con trao cho mà sanh ra ngài. Ban sơ ngài theo Nho Giáo, làm sách bài
bác đạo Phật, đến khi đọc qua bộ Trúc Song Tùy Bút, liền đốt bản thảo sách
mình. Năm 24 tuổi, ngài xuất gia, tập tham thiền, nhân bị bịnh nặng gần chết, mới
chuyển ý tu tịnh nghiệp. Về sau ở ẩn nơi chùa Linh Phong, trứ thuật rất nhiều.
Khi lâm chung, ngài trối dặn thiêu hóa sắc thân, lấy tro xương hòa với bột làm
hoàn thí cho chim cá, đặng kết duyên Tây Phương, rồi ngồi ngay mà tịch. Ba năm
sau, hàng môn nhơn mở khám ra, thấy sắc diện Ðại Sư như lúc sống, tóc mọc dài lấp
cả tai không nỡ theo lời di chúc, xây nhục tháp thờ ở Linh Phong).
Đại Sư dạy: – Pháp môn niệm Phật
không chi kỳ lạ, chỉ tin sâu, nguyện hiết, gắng sức thật hành mà thôi. Điều cần
yếu là tin cho thấu đáo, giữ cho bền lâu, một lòng chuyên niệm, mỗi ngày đêm hoặc
mười muôn, ba muôn, hay năm muôn câu, lấy số quyết định không thiếu làm lệ.
Hành trì như thế trọn một đời, thề không thay đổi, nếu không vãng sanh, thì chư
Phật ba đời thành ra nói dối. Khi được vãng sanh, tất không còn bị thối chuyển,
bao nhiêu pháp môn đều được hiện tiền. Rất kỵ tâm không thường hằng, nay vầy
mai khác, thấy ai nói pháp chi huyền diệu liền xu hướng theo, thì không môn nào
thành tựu. Đâu biết nếu một câu A Di Đà niệm được thuần thục, thì ba tạng, mười
hai phần kinh, những giáo lý cực tắc đều ở trong đó; một ngàn bảy trăm công án,
đường lối hướng thượng đều ở trong đó; ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, ba tụ
tịnh giới cũng ở trong đó.
Người chơn niệm Phật buông cả
thân tâm thế giới là đại bố thí, không còn khởi tâm tham giận mê là đại trì giới,
không so đo phải quấy hơn thua là đại nhẫn nhục, không gián đoạn xen tạp là đại
tinh tấn, không để vọng tưởng buông lung là đại thiền định, không bị đường lối
khác làm mê hoặc là đại trí huệ. Thử tự nghiệm xét, nếu đối với thân tâm thế giới
còn chưa buông bỏ, niệm tham giận mê vẫn còn hiện khởi, việc phải quấy hơn thua
còn do nơi lòng, tâm vọng tưởng buông lung còn chưa trừ diệt, các đường lối
khác còn làm mê hoặc ý chí, như thế không gọi là người chơn niệm Phật.
Muốn được cảnh giới “một lòng
không loạn”, cũng chẳng có phương chước chi lạ. Lúc mới dụng công, cần phải lần
chuỗi ghi số, mỗi ngày đêm định khóa là bao nhiêu câu đừng cho thiếu sót. Giữ
đúng như thế, lâu ngày niệm lực sẽ thuần thục, thành ra cảnh “không niệm tự niệm”,
chừng ấy ghi số hay không cũng được. Nếu lúc ban sơ muốn vội nói lời cao siêu,
muốn không trước tướng, muốn học viên dung tự tại thì niệm lực khó thành. Như
thế là tin không sâu, hành trì không hết sức, dù cho ngươi có giảng được mười
hai phần giáo, tỏ được một ngàn bảy trăm công án, đều là việc bên bờ sống chết
luân hồi, khi lâm chung quyết định không dùng được.
Niệm Phật có sự trì và lý trì. Sự
trì là tin có Phật A Di Đà ở phương Tây, mà chưa hiểu lý tâm này làm Phật, chỉ
quyết chí cầu sanh, niệm Phật như con nhớ mẹ, không lúc nào tạm quên. Lý trì là
tin Phật A Di Đà ở Tây Phương là tâm mình sẵn có đủ, là tâm mình tạo ra, đem hồng
danh sẵn đủ, tạo ra của mình mà làm cảnh buộc tâm, khiến cho không tạm quên.
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Dao Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La Thập dịch
Việt Dịch : HT.Trí-Tịnh
Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc Ðại Sư Soạn
Việt dịch: Bồ Tát Giới Ðệ Tử Tuệ Nhuận
Mind-Seal of the Buddhas
Patriarch Ou-i’s Commentary
Translated by J.C. Cleary
Trí Húc Đại sư tự Ngẫu Ích
Audiobook
Dịch Kinh Tường Giải - Dẫn nhập
Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Audiobook
Chih-hsu Ou-i Trí Húc Đại sư tự Ngẫu Ích
Translated by Thomas Cleary
1. QUẺ KIỀN hay QUẺ CÀN
( Heaven )
heaven below,
heaven above
The
creative is successful; this is
beneficial if correct.
Heaven is strength. In the sky it is the sun; in the earth it is firmness. In people it is knowledge and duty. In the essence of mind it is awareness. In spiritual practice it is observation.
Also, in the material world it is what covers. In the physical body it is the head, the higher ruler. In the family it is the head of the household. In a country it is the king; in an empire it is the emperor.
Some interpret this in terms of the ĐẠO of
nature, some in terms of the ĐẠO of government. Either way is biased, for it
only brings out one aspect.
When strong, acts are uninhibited, so
"the creative is successful." But it is necessary to see what it is
that is made strong; this warning, that it is beneficial only if correct, is
considered by sages very important to learning. It tells about practicing the ĐẠO.
Strength in doing evil results in hellish,
animalistic, or ghostlike existence. Strength in doing good results in power,
social order, or heavenly states of mind. When cultivation of meditation is
added to strength in the best ways of doing good, this results in existence on
the plane of pure form, or even formlessness.
Strength in the best ways of doing good,
added to understanding of human suffering and the process of conditioning, plus
action to free oneself from bondage, results in personal liberation.
Those who are strong in the highest virtues,
and are able to liberate others as well as themselves, are called enlightening
beings.
Those who are strong in the highest virtues,
and realize that virtues are identical with the realm of reality and
buddhahood, will complete unsurpassed enlightenment.
Thus all realms of existence are results of
the success of creation. Some are bad, some are good. Even some good states are
still contaminated; only the liberated are uncontaminated. But even the personally
liberated are wrong if they become complacent.
When it comes to helping others and self
together, expedient means dealing with either affirmation or negation are not
ultimately correct, but should give way to the perfect central balance of the realm
of the enlightened.
Yet to define center and extremes as disparate is still not correct. One should realize that everything is poised between being and nonbeing. This is why the admonition "beneficial if correct" should be given to people who act with strength.
■ First yang: The hidden dragon is not to be
employed. A dragon can be great or small, can shrink or expand. Therefore it is
used to symbolize a quality of Heaven. In the beginning it is a dragon, to be
sure, but because it is at the bottom, it is best to conceal it and not employ
it. This refers to discovering great potential, yet working quietly and
unassumingly to develop it inwardly.
■ 2 yang: Seeing the dragon in the field; it
is beneficial to see a great person. At first it was'ike an abyss, here it is
like a field—one's position at a particular time may be different, but the
dragon is not different. Here the text speaks of a great person, and in the
next stage it speaks of a leader; these are people who can be like a dragon.
■ 3 yang: A leader works all day and is wary
at night. There is danger, but no error. This is a dangerous position, in which
there is strength but great responsibility. Therefore one must work all day and
still remain wary at night. This means not forgetting danger when secure, like
one in command who nevertheless is humble and circumspect.
Comments
Post a Comment