RẰM THÁNG BẢY
(THỨ SÁU , NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2022)
Ý NGHĨA
1.- Phật hoan hỷ
2.-Tăng Tự tứ
3.-Tăng Thọ tuế
4.-Ngày Vu Lan là ngày xá tội vong nhân
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa:
Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm, nhưng vì Phật sự đa đoan nên sự tu niệm ấy không được chuyên cần bằng ba tháng an cư. Ba tháng an cư theo luật Phật chế, chúng Tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tốĩ đa sự đi lại. Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bây giờ mùa hạ là mùa mưa, các loại côn trùng sinh sản ra nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật. Thứ hai là, chúng Tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát sẽ bị thấm ướt, mất trang nghiêm, nên thế gian có phần chê trách. Vì vậy, nên đức Phật dạy chúng Tỷ-kheo trong ba tháng mùa mưa phải cấm túc an cư, hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung thanh tịnh hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Cho nên một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm. Mừng cho đệ tử của mình đã hoàn thành ba tháng an cư thanh tịnh, cho nên gọi là ngày Phật hoan hỷ tức ngày Phật vui mừng.
Thứ hai, ngày Tăng Tự tứ. Ngày chúng Tăng sau ba tháng an cư tu tập nghĩ rằng: Tuy mình đã gắng tu như thế nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên ngày rằm tháng bảy cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó, phải phát lộ sám hối. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày Tự tứ.
Thông thường, mỗi khi có lỗi là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không bộc lộ, trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia. Hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chứ ít khi công khai nhờ người chỉ lỗi cho mình ra giữa Đại chúng. Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong rồi, đức Phật dạy hàng Tỷ-kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để đợi người khác chỉ mà tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước người đó mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng Tăng Tự tứ, tôi cũng Tự tứ, tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe hoặc nghi, xin đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như Pháp sám hối”. Nói như vậy ngầm ý rằng: Tôi không phàn nàn, không thắc mắc và tôi không có oán trách chi Đại đức hết! Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, không có chút nào che dấu, thành tâm cầu người khác tự do nói không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng cởi mở để làm cho mình hết sạch tội lỗi. Vì vậy trong ngày đó gọi là ngày Tăng Tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác không ngần ngại chỉ lỗi mình ra, để cho mình biết mà sám hối, nên gọi là Tăng Tự tứ.
Thứ ba, ngày Tăng Thọ tuế. Thọ tuế là nhận tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh ra đủ năm 12 tháng thì mới gọi là tròn một tuổi. Nhưng trong luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật không tính tuổi theo năm tháng kiểu thế gian trên – mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiết hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15.4 âm lịch đến 15.7 âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ Cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ. Cho nên chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị Tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp. Thí dụ: vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi hạ là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính vào ngày rằm Tự tứ, sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, đúng theo luật Phật chế, 20 tuổi thì được thọ giới Tỷ-kheo, nhưng vì thiếu duyên, có vị 25 tuổi mới thọ giới Tỷ-kheo và sau khi thọ giới mỗi năm đều có kiết hạ. Nếu vị ấy viên tịch vào tuổi 70, thì vị ấy được 45 tuổi hạ và 70 tuổi đời. Nếu một vị Tỷ-kheo thọ giới rồi mà không an cư lần nào cả thì coi như vị ấy hoàn toàn không có tuổi hạ, khác với cha mẹ sinh ta ra, dù ta có làm hay không làm gì đi nữa hoặc giả có ngủ cả năm đi nữa thì tròn một năm cũng vẫn được tính tuổi từng năm một. Trái lại, vị Tỷ-kheo thì phải có kiết giới an cư thì mới nhận tuổi, còn không an cư, thì không tính hạ lạp cũng gọi là giới lạp, pháp lạp. Đó là ý nghĩa của ngày Phật hoan hỷ, Tăng Tự tứ và Tăng Thọ tuế.
Thứ tư, ngày Vu Lan là ngày xá tội vong nhân. Vu Lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu Lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của Tôn giả Mục Kiền Liên. Tích này được chép trong kinh Vu Lan bồn. Chứ Vu Lan bồn phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ulambana. Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giải đảo huyền (Giải cái tội bị treo ngược). Câu chuyện trên ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì phải thọ quả báo nơi cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, chịu sự hành hạ thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu Lan đến, Phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam Bảo để cầu nguyện cùng với chư Tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho thân nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược. Như vậy, ngày Vu Lan là ngày của Phật tử đền ơn đáp nghĩa bằng cách đến chùa cầu thỉnh chư Tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh, chú nguyện cho vong nhân của mình thoát khỏi cảnh đọa đày tăm tối của địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh, đồng thời cầu nguyện cho tất cả người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm khi cứu mẹ.
TÍCH MỤC KIỀN LIÊN CỨU MẸ
“Công CHA như núi ngất trời,
Nghĩa MẸ như nước ở ngoài biển Đông,
Núi cao biển rộng mênh mông,
Tôn giả Mục-kíên-liên là vị đệ tử xuất chúng của đức Phật. Tôn giả đã chứng được Lục thông.
1.– Thiên nhãn thông: Được con mắt như con mắt trời, thấy khắp tất cả.
2.– Thiên nhĩ thông: Được lỗ tai như tai trời, thấy khắp tất cả.
3.– Tha tâm thông: Với tâm của mình biết được tâm của người khác muốn gì, ưa gì.
4.– Túc mạng thông: Là biết đời trước của mình…
5.– Thần túc thông: Được thần thông đi dưới đất hay bay trên không đều tự tại vô ngại. Cũng gọi là Thần cảnh thông.
6.– Lậu tận thông: Dứt trừ mọi lậu hoặc, vượt thoát ra khỏi vòng sinh tử.
Ngoài ra, Tôn giả còn chứng được tuệ nhãn (trong ngũ nhãn là nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn) tức là con mắt thấy được sự vật và tự tính của nó. Chúng sinh chỉ có con mắt thịt, chỉ thấy những cái trước mắt, vừa tầm, còn những cái xa quá, nhỏ quá, lớn quá không thấy được. Khi Tôn giả chứng được lục Thông và tuệ nhãn liền nhớ đến cha mẹ mình, Tôn giả dùng tuệ nhãn nhìn khắp bốn phương, xem vong mẫu của mình hiện đang ở đâu? Khi thấy vong mẫu của mình đang ở trong loài ngạ quỷ hết sức đau khổ và đói khát, Tôn giả buồn bã vô cùng. Tôn giả liền bưng bát cơm đến dâng mẹ, nhưng mẹ Tôn giả vì tâm xan lẫn từ kiếp trước quá nặng nề khơi lên, sợ người khác trông thấy mà đến giành giật hoặc xin bớt, cho nên bà một tay che bát cơm lại, một tay bổc ăn. Nhưng cơm chưa tới miệng đã hóa thành than lửa không thể nào ăn được. Tôn giả thấy vậy, vô cùng đau xót, không biết làm sao cứu vớt mẹ được, bèn về bạch với đức Phật. Ngài dạy: “Tội lỗi của mẹ ngươi, dù có dùng thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được đâu! Duy chỉ có dùng thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư, tinh tấn tu hành thanh tịnh tập trung chú nguyện cho, may ra mới chuyển hóa được nghiệp lực của mẹ ngươi, thì mẹ ngươi mới được thoát khổ cảnh mà thôi”.
Nghe vậy, Tôn giả Mục Kiền Liên thưa với đức Phật: “Bạch Thế Tôn, con nay làm sao mà mời chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được? Đức Phật dạy rằng: Trong ngày Vu Lan là ngày Tự tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường chư Tăng trong ngày Tự tứ, ngày đó dầu các vị đang ở trong thiền định, hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhân gian, cũng tập trung lại để Tự tứ và cầu nguyện cho mẹ ngươi, thì mẹ ngươi sẽ được thoát khổ”. Tôn giả thực hành theo lời dạy của đức Phật và chính trong ngày đó, mẹ Tôn giả thoát được cảnh ngạ quỷ mà hưởng phước báu chư Thiên. Do vậy, Tôn giả hết sức vui mừng và thưa với đức Thế Tôn, nếu sau này có chúng sinh nào muốn phát tâm hiếu để mà cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui thì có làm như con được không? Đức Phật dạy là có thể làm được như vậy trong ngày Tự tứ. Do đó, mà trong Phật giáo truyền lại một Pháp cứu độ cho tiền nhân trong ngày Tăng Tự tứ.
Tôn giả Mục Kiền Liên làm như vậy là đã nêu một tâm gương chí hiếu lớn lao cho tất cả Phật tử noi theo muôn đời. Tôn giả không những có hiếu trong đời Phật hiện tại mà tiền thân Ngài cũng đã là một người con chí hiếu. Trong một tiền kiếp, Tôn giả sinh trong một gia dinh nông dân. Cha mẹ chỉ có Tôn giả là con trai độc nhất, nên vô cùng thương yêu chiều chuộng, và Tôn giả cũng thương yêu cha mẹ không kém. Tôn giả biết cha mẹ chỉ sinh có một mình Ngài là con duy nhất. Tôn giả nghĩ đến ngày cha mẹ tuổi già, không biết trông cậy vào ai, nên Tôn giả nguyện ở độc thân suốt đời để phụng thờ cha mẹ, chứ không muốn lập gia đình.
Nhưng trong khi đó cha mẹ lại vì thương con không muốn con ở như vậy, sợ con cô độc, sau này không có ai giúp đỡ lúc trở về già, nên luôn luôn ép con lập gia đình. Trước sự thúc ép ấy, Tôn giả đành chiều ý cha mẹ. Không may khi lập gia đình, Tôn giả gặp một người vợ không tâm đầu ý hiệp, nàng ta không phải là mẫu người phụ nữ thuần lương. Lúc mới cưới nàng về, Tôn giả dạy vẽ cho vợ thay mình hầu hạ cha mẹ hôm sớm, cơm nước dâng lên cha mạ đầy đủ như khi Tôn giả vẫn thường làm. Lúc đầu người vợ ngoan ngoãn tuân theo, nhưng một thời gian sau nàng tỏ ra lạnh nhạt và thờ ơ với cha mẹ chồng. Vì lẽ, thói thường con trong ruột sinh ra đôi khi còn chưa thương cha mẹ ruột một cách hết lòng huống gì là con dâu, làm sao thương ông bà gia như thương cha mẹ ruột! Ngài vì sinh kế phải đi làm ăn, nàng ở nhà càng tỏ ra chểnh mảng trong việc hầu hạ cha mẹ chồng. Khi đã chểnh mảng, muốn từ bỏ thì phải tìm kế, lập mưu. Một hôm, Tôn giả đi làm về thấy nước đổ lênh láng giữa nhà và hỏi nước đâu vậy. Người vợ bèn chỉ vào ông già mà nói rằng: Ông chướng quá, tôi bưng nước lên dâng ông, ông vung vằng, chê nước nóng nước lạnh không chịu uống rồi vung tay đổ cả ra giữa nhà như vậy đó, tôi chịu hết nổi !
Rồi một bữa khác, Tôn giả đi làm về thấy cơm vãi ra giữa nhà và hỏi: Cơm đâu vung vãi ra đầy nhà như vậy? Người vợ liền chỉ vào bà già trả lời: Bà đó, bà chướng quá, tôi nấu cơm để cho nguội, xới dâng lên cho bà, nhưng bà chê cơm trưa cơm sớm rồi vung vãi ra cùng nhà như vậy đó, tôi chịu hết nổi! Cứ một điệp khúc ấy bà vợ tỉ tê mãi, riết rồi chồng cũng phải xiêu lòng nghe theo. Tôn giả nghĩ rằng như thế thì cha mẹ mình quá chướng nên nói với vợ: “Thôi được, ta sẽ có cách!”.
Hôm sau, Tôn giả thuê một chiếc xe ngựa, nói dối với cha mẹ rằng, mấy lâu nay cha mẹ không về thăm Từ đường bên ngoại, nay mời cha mẹ về thăm một chuyến, để sau này già yếu có nhắm mắt cũng khỏi ân hận. Cha mẹ nghe có lý nên đồng ý đi. Tôn giả cầm dây cương cho xe ngựa lên đường, khi đi đến một đoạn vắng, đường gồ ghề, Tôn giả nhảy xuống ngựa và nói dối với cha mẹ hãy cầm cương hờ để con đi sau bảo vệ kẻo chỗ này cướp bóc nhiều lắm. Nhưng thật ra, Tôn giả chẳng bảo vệ gì, mà cốt ý lây roi quất vào cha chẹ mà nói: “Đã chừa chưa? Hết chướng chưa? Hết chướng chưa?”. Dẫu bị đánh như vậy, nhưng cha mẹ không nghĩ là mình bị đánh mà lại chỉ nghĩ đến con, mà la lên: Con ơi, lo chạy đi kẻo nó đánh chết, lo chạy đi con ơi! Chính trong khi bị đánh mà cha mẹ không nghĩ đến mình đau lại cứ nghĩ con bị đánh chết mà la lên, nên hai chữ “Con ơi” khi ấy nó đã đánh thức Tôn giả, khiến Tôn giả nghe hai tiếng đó nó thiêng liêng, mặn nồng, tha thiết trìu mến và thắm thiết một cách lạ kỳ. Tôn giả sực tỉnh ra là mình bất hiếu quá sức! Cha mẹ thương mình như vậy mà mình lại bất nhân, thiếu đức, nên Tôn giả liền hồi tâm và vội vã cho xe quay về, sám hối cha mẹ. Khi về tới nhà Tôn giả quyết định ly thân, cho vợ về quê của nàng và nguyện sống ở độc thân như vậy suốt đời với cha mẹ. Đó là một tiền kiếp của Tôn giả.
Còn kiếp hiện tại, Tôn giả có tên là Mục Kiền Liên, một người con chí hiếu, muốn thực hiện sự báo hiếu cho cha mẹ mà lúc ở nhà chưa thực hiện được. Nên trong đời sống xuất gia, Tôn giả quyết tâm thực hiện để đưa cha mẹ mình đến cảnh an vui. Câu chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên trong quá khứ và hiện tại như vậy là một bài học cho chúng ta, cho những người con còn biết có mẹ có cha. Phần nhiều ai cũng có lòng hiếu với cha mẹ, nhưng vì không được un đúc, nhắc nhở, không gặp thầy hay bạn tốt nên có khi tâm bị lung lay trở thành bất hiếu. Có trường hợp bất hiếu vì nghe theo bạn ác, có khi nghe theo danh lợi, quyền thế, theo cờ bạc, rượu chè, hoặc có khi làm nên ông này bà nọ rồi lên mặt với cha mẹ, anh em, coi thường bà con cô bác, láng giềng mà trở thành bất hiếu. Chẳng hạn có một anh nọ gặp may trở thành một quan chức lớn. Lúc đó chưa có xe đưa rước, về nhà cha mẹ nói đâu dạ đó. Nhưng khi làm một chức quan to rồi thì không thèm dạ như xưa nữa vì sợ mất thể diện ông quan. Như vậy là vì nghe theo quyền thế mà trở nên bất hiếu.
Lại có người mù quáng học đòi theo thói văn minh vật chất tự do ích kỷ, mà không biết đến văn minh đạo đức hiếu để, cho nên trở thành bất hiếu.
Như vậy, sự tích của Tôn giả Mục Kiền Liên là một gương quí nhắc nhở chúng ta vun bồi lòng hiếu thảo của mình, đừng để lòng hiếu thảo bị các thứ khác làm vẩn đục, làm cho mù quáng, mà đánh mất đi. Trong kiếp quá khứ, Tôn giả Mục Kiền Liên thiếu cảnh tỉnh nên trở thành bất hiếu chỉ vì nghe theo lời vợ. Trong xã hội xưa cũng như nay, có những người con rất có hiếu với cha mẹ, nhưng khi ra chung đụng với xã hội, gặp hoàn cảnh không tốt, ít thân cận bạn hiền, bị tác động bởi sự xấu xa nên khi trở về nhà, cha mẹ nói không nghe, anh chị khuyên bảo không chịu, lại còn cãi lại, cha không hiểu đâu, mẹ không biết đâu, còn mình đây mới hiểu, mới sáng suốt, mới có học. Đó là một thái độ thiếu cảnh tỉnh nên bất hiếu.
Do đó, cho nên ai có gần gũi bạn lành, lo tinh tấn tu niệm thì mới trở thành những người con có hiếu. Trong Kinh Trường A-hàm, đức Phật có chỉ cho chúng ta cách báo hiếu tốt nhất là: Nếu gia đình nào có những người con mà biết Bố thí, biết Ái ngữ, biết Lợi hành và biết Đồng sự thì cha mẹ mới nhận được sự hiếu kính của con. Nếu người con nào không biết Bố thí, không biết Ái ngữ, không biết Lợi hành và không biết Đồng sự thì cha mẹ không hưởng được sự hiếu kính của con. Vậy Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự theo đức Phật dạy, ý nghĩa như thế nào?
Thứ nhất là Bố thí: Kinh A-hàm dạy người hiếu kính cha mẹ là người biết tu hạnh Bố thí. Người biết bố thí thì luôn luôn đem tâm hoan hỷ bố thí cho mọi người, dù chỉ là một nụ cười, một cử chỉ cung kính. Nụ cười, cử chỉ cung kính, sự dịu dàng, cách ăn nói ôn hòa ấy là của mình, nhưng nếu mình không làm, không thể hiện là không có bố thí. Khi mình làm và thể hiện thì sẽ đem an vui đến cho mọi người, chứ không nhất thiết phải hạn cuộc ở bố thí tiền bạc. Đôi lúc một nụ cười khiến cho người ta tiêu tan đau khổ, trong khi mình đem một túi tiền cho họ chưa chắc họ đã hết đau khổ. Như vậy, người con biết bố thí thì cha mẹ mới hưởng được sự hiếu kính của con, còn nếu con chỉ biết quí tiền của, xan tham, chỉ muốn bòn rút của cha mẹ, thì chắc chắn cha mẹ không hưởng được sự hiếu kính của con.
Đã có trường hợp như sau. Một bà mẹ thiếu thốn, già yếu, người con không thèm hỏi tới. Khi mẹ đau ốm mặc kệ, ăn ngủ không được cũng chẳng hề quan tâm. Người mẹ buồn chán đi ở với bà con hàng xóm. Hàng ngày, bà đi bán nước chè và đi mót lúa giành dụm mua được tấm vé số khi dò số may sao bà trúng. Khi nghe mẹ trúng số thì người con lật đật tới nói với mẹ: “Thôi mẹ về ở với con cho vui, con ở xa nhớ mẹ, êm hôm đau ốm không ai lo cho mẹ!”. Như vậy người con khi thấy mẹ thiếu thốn không có gì thì hất hủi, khi thấy mẹ có rồi thì hỷ hả, vì sao? Vì người con thiếu tu, xem của cải, miếng ăn nặng hơn ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cho nên trong một gia đình, nếu vì tâm bỏn xẻn, anh em giành nhau, nghi nhau, không có tâm bố thí thì cha mẹ sẽ không hưởng được sự lợi ích từ con cái. Và ngược lại, con cái có tâm bố thí thì sẽ đem lại an lạc cho cha mẹ. Đó là lợi ích của bố thí.
Thứ hai là Ái ngữ: Ái ngữ là một điều hết sức cần thiết, nó cũng rất dễ làm mà cũng rất khó làm. Ái ngữ là nói lời dịu dàng, thân ái. Có người cho rằng: Lời nói dịu dàng có chi đâu mà khó làm. Thế nhưng khó vô cùng, nếu không tu không thể nói ái ngữ được, như câu chuyện sau đây:
Ngày xưa, một người chỉ nuôi sống gia đình với một con ngựa chở thuê, nhờ nó mà hàng ngày gia đình có ăn có mặc. Ngày kia, người thuê chở đem đồ đến trễ quá, đợi đến chiều mới có đồ chở về. Sẵn bực tức trong lòng, nên vừa bỏ đồ lên xe ngựa, anh liền đánh con ngựa một cái và nói: “Đồ nhãi ranh, đi đi, đồ ăn hại, đồ chết bằm“. Nghe vậy, con ngựa ì ra đó, không đi, đánh mấy cũng cứ ì ra đó. Anh đành chịu và xuống xe suy nghĩ. Một hồi sau, cơn nóng giận trôi qua, anh dịu dàng đến vuốt ve con ngựa, âu yếm nói với nó: “Thôi gắng đi đi con, còn ít giờ nữa là về nhà, giúp ta chở về nhà đi con”. Con vật nghe vậy, nó nhẹ nhàng dùng sức kéo chiếc xe đi ngay. Qua câu chuyện, chúng ta biết con vật mà cũng biết được giá trị của ái ngữ huống nữa là người ta. Do đó, đối với cha mẹ, ta phải dùng lời ái ngữ, nếu không sẽ trở thành bất hiếu.
Thứ ba là Lợi hành: Lợi hành là làm việc lợi ích. Chúng ta khoan nói lợi ích cho xóm làng, cho xã hội mà hãy nói lợi ích cho mình, cho gia đình mình. Có những người con coi việc gia đình mình như việc ai đâu, không liên quan đến mình, không thèm sờ tay tới, thậm chí như bưng chén nước chén cơm cho cha già mẹ yếu cũng không hề làm tới. Đó là những việc lợi hành mà không làm, không làm như vậy thì cha mẹ làm sao hưởng được sự hiếu kính của con!
Thứ tư là Đồng sự: Cùng làm chung với nhau, cùng làm lụng đồng sự với nhau, gây cảm tình thương yêu vui vẻ lẫn nhau, còn không thì không làm sao gây tình cảm hiếu kính với cha mẹ được. Cho nên Phật dạy một cách thấm thía rằng: Người nào biết Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự thì cha mẹ mới hưởng được sự hiếu kính cùa người con.
Như vậy, báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhân của chúng ra đã nhắc tới là một nghĩa vụ thiêng liêng, là lời di huấn của người xưa để lại cho hậu thế noi theo.
“Công CHA như núi ngất trời,
Nghĩa MẸ như nước ở ngoài biển Đông,
Núi cao biển rộng mênh mông,
Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; cù lao chín chữ ghi lòng con ơi, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần nữa.
Trong kinh đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong Chính Pháp, làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chính Pháp, cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành, cha mẹ chưa Quy y Tam Bảo thì nên đưa cha mẹ an trú trong Quy y Tam Bảo. Như vậy, cha mẹ không những hưởng được phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sinh tử, mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo).
Là người Phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiền nhân cùa mình, nhất là trong ngày lễ Vu Lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng Kinh, lạy Phật, cúng dường Tam Bảo, cúng dường chư Tăng Tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho tiền vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sinh Lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người Phật tử thuần thành trong mùa báo hiếu vậy.
Thích Thiện Siêu
9 CHỮ CÙ LAO :
SINH, CÚC, PHỦ, SÚC, CỐ, DỤC, TRƯỞNG, PHỤC, PHÚC.
Ý
nghĩa của 9 chín chữ này là Khắc sâu
công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ.
1. Chữ “SINH ”
Đầu tiên là
chữ “ Sinh ”. Không ai xuất hiện trên đời mà không từ mẹ sinh ra. Khi mang
thai, người mẹ niềm hạnh phúc lắm vì mẹ coi đứa con của mình như ngọc như vàng,
coi con như thể toàn bộ của mẹ. Nhưng bên cạnh đó mẹ cũng rất lo ngại, chịu bao
cơ cực mong sao cho đứa con bé nhỏ của mình được khỏe mạnh, mưu trí. Đến khi
sinh nở, mẹ phải trải qua những nỗi đau đớn về thể xác mà chỉ có mình mẹ hiểu
được ; thậm chí còn dù có phải đánh đổi mạng sống của mình để con được chào đời
bảo đảm an toàn thì mẹ cũng vẫn chuẩn bị sẵn sàng quyết tử. Nguy hiểm là thế,
khó khăn vất vả là thế nhưng được nghe tiếng khóc đầu đời của con là mẹ luôn nở
nụ cười niềm hạnh phúc và mãn nguyện.
Thuật ngữ
“cù lao” bao gồm chín ơn lớn đã phần nào khắc họa lên sự chăm sóc, hy sinh,
tình yêu thương của cha mẹ dành cho người con.
Con cái hoàn
toàn có thể sám hối thay cha mẹ được không ?
BÀI SỐ 9
Ẩn tu nhớ đến đức sanh thành
Lắm lúc vì con chẳng tạo lành
Con lớn Mẹ Cha oằn gánh nghiệp
BẢO CHÂU đền đáp cũng mong manh !
NHƯ Ý : Vì thương lo cho con, mà lắm khi CHA MẸ sát sanh gian dối, Tạo nhiều nghiệp ác.
TỬ LÂN pháp sư thở bé vì đầu thường Sinh rẻ, nên bà MẸ thường hay lấy chồng trắng trứng gà hòa với thuốc thoa để chữa trị, sau ngày xuất gia thành bậc cao tăng, được Đông Nhạc thánh đế cho biết vì lý do đó mà mẫu thân của ngài bị đọa HỎA ngục, pháp sư phải lễ tháp XÁ-LỢI của Phật ở chùa A-DỤC-VƯƠNG đến HÀNG muôn lạy để sám hối, mới độ thoát được mẹ sanh lên CÕI TRỜI, trong trường hợp đó đâu thể đem TỨ-SỰ cúng dường hay BẢO CHÂU mà cứu rỗi đền đáp được.
VÌ NHỚ ƠN CHA MẸ
Than ôi cha mẹ, sanh ta khó nhọc! Mười tháng mang thai mỏi nặng, ba năm bú sữa mớm cơm. Khi được nên người, chỉ mong ta nối dõi tông đường, tự thừa tiên tổ.
Ngờ đâu ta đã xuất gia, lạm xưng Thích tử, không dâng cơm nước, chẳng đỡ tay chân. Cha mẹ còn, ta không thể nuôi dưỡng thân già. Cha mẹ mất, ta chưa thể dắt dìu thần thức. Chừng hồi tưởng lại thì, nước trời đà cách biệt từ dung, mồ biếc chỉ hắt hiu thu thảo. Như thế với đời là sự tổn lớn, với đạo lại không ích chi, hai đường đã lỗi, khó tránh tội khiên!
Nghĩ thế rồi, làm sao chuộc lại? Chỉ có trăm kiếp ngàn đời, tu Bồ Tát hạnh, mười phương ba cõi, độ khắp chúng sanh. Được như vậy, chẳng những cha mẹ một đời, mà cha mẹ nhiều đời, đều nhờ độ thoát. Chẳng những cha mẹ một người, mà cha mẹ nhiều người cũng được siêu thăng.
Đây là nhân duyên thứ hai PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM.
THẬT HIỀN ĐẠI SƯ
(Liên Tông Thập Nhất Tổ)
Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là ĐỊNH NGHIỆP.
ĐỊNH-BÁO
( Là quả báo nhất định phải chịu, không thể chuyển biến được, bởi sức nghiệp đã quá thuần thục, trong mười phần thành tựu cả mười )
Thuở xưa vua Lưu-Ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, Ðức Thế-Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là định nghiệp.
Tôn-giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-Ly-Vương dẹp xong hàng Thích-Chủng, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ.
Cho nên, chư Phật có “Tam năng” (ba việc làm được) và “tam bất năng” (ba việc không làm được).
Có ba việc làm được là :
1) Chư Phật có thể “KHÔNG” tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp.
2) Chư Phật có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai.
3) Chư Phật có thể độ vô-lượng chúng-sanh.
Ba việc làm không được là :
1. Chư Phật không thể diệt được định nghiệp của chúng-sanh.
2. Chư Phật không thể độ những chúng-sanh vô duyên.
3. Chư Phật không thể độ hết chúng-sanh giới.
Bởi thế, "SỨC NGƯỜI" cố nhiên là hữu hạn, nhưng "SỨC PHẬT" cũng không phải là TOÀN NĂNG.
Nếu chúng-sanh không tín hướng Ðức Như-Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng không thể hóa độ được.
Nếu chúng-sanh tín hướng Ðức Như-Lai, thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng có thể hóa độ được.
NHƯ VUA LƯU-LY, NẾU NGHE THEO LỜI CAN NGĂN CỦA ĐỨC PHẬT, THÌ ĐƯƠNG SỐNG KHÔNG BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA-NGỤC A-TỲ ( LÀ SỰ ĐAU KHỔ KHÔNG HỀ ĐƯỢC GIÁN-ĐOẠN).
Cho nên, “NGHIỆP LỰC THÙ HẬN” của vua lưu-ly cũng thật sự “BẤT KHẢ TƯ NGHÌ”, cho dù “ĐỨC PHẬT” cũng không thể ngăn cản được.
Tóm lại, nếu qúi vị “THỰC HÀNH ĐÚNG THEO LỜI ĐỨC PHẬT DẠY” thì chuyển “ĐỊNH-NGHIỆP” thành “BẤT ĐỊNH NGHIỆP”; chuyển “VÔ DUYÊN” thành “HỮU DUYÊN” ; chuyển “CHÚNG SANH KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC” thành “CHÚNG SANH ĐỘ ĐƯỢC” phải không ?
“Quét sạch tất cả nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước của qúi vị đã tạo.”
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
LỜI BÀN:
Lại nữa, “Trong tâm chúng ta có cái gì thì bên ngoài có cái đó”. Nếu ta LỄ PHẬT, LỄ THÁP XÁ-LỢI, TỤNG KINH, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT, LÀM THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC…như “CÚNG-DƯỜNG” vào NGÀY RẰM THÁNG 7, rồi hồi hướng cho“CHA MẸ”...đã mất thì họ hưởng được QỦA LÀNH an vui giải thoát.
Nếu ta làm những VIỆC KHÁC VỚI THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC hồi hướng cho “CHA MẸ”... đã mất thì họ cũng hưởng được NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI LÀ THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, nên không biết khi nào họ mới được an vui giải thoát đây?
Cho nên nói “Tất cả do tâm tạo” là vậy!
VƯƠNG NHỰT HƯU
Cư sĩ Vương Nhựt Hưu, tự Hư Trung, người ở Lư Châu. Triều vua Cao Tôn đời Tống, ông thi đỗ quốc học tiến sĩ, nhưng khước từ quan chức, về ở ẩn nơi quê nhà dạy học trò. Kế đó lại xếp bỏ việc giáo huấn, ăn chay trường, mặc áo vải, chuyên tu tịnh nghiệp.
Mỗi ngày cư sĩ khóa lễ Phật một ngàn lạy rồi niệm hồng danh.
Ông có trứ tác tập Long Thơ Tịnh Độ Văn, được lưu hành rộng nơi đời. Trong ấy lời lẽ giản dị, bao gồm nhiều thí dụ, khuyến hóa từ bậc vương công, quan liêu, sĩ tử, cho đến hàng thứ dân, đồ tể, nô tỳ, xướng kỷ, đều quy y niệm Phật. Cách lập luận của cư sĩ rất rõ ràng, tâm ý rất thành khẩn, khiến cho nhiều người cảm hóa tuân hành.
Năm Quý Tỵ trong niên hiệu Càn Đạo, ông Lý Ngạn Bậc ở Lư Lăng đau bịnh nguy ngập, mộng thấy một vị tự xưng là Long Thơ cư sĩ, bảo rằng:
“Khi thức dậy ngươi nên dùng cháo trắng, sẽ được an lành. Ngươi còn nhớ một thiện hữu là Khuyết Trọng Nhã đã khuyên về lối tu thẳng tắt chăng?”
Ngạn Bậc thưa:
“Vãn bối đã tuân hành theo, mỗi ngày đều có niệm Phật!” Sau khi thức giấc, ông bảo nấu cháo trắng ăn, quả nhiên bịnh thuyên giảm.
Ngạn Bậc liền dạy các con đến tìm Vương Nhựt Hưu để thọ huấn. Không bao lâu, các con trở về thưa:
“Long Thơ cư sĩ đã vãng sanh về Phật quốc. Ba hôm trước khi mãn phần, cư sĩ đi từ biệt khắp các thân hữu, khuyên họ tinh tấn tu hành, bảo mình sắp đi xa, không còn gặp nhau nữa. Tới ngày ông cho họp các môn sanh cũ lại giáo huấn, rồi khóa tụng như lệ thường. Đến canh ba, cư sĩ bỗng to tiếng niệm Phật vài câu, bảo:
“Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn tôi!” Rồi đứng ngay thẳng mà hóa …”
Lý Ngạn Bậc thấy bức chơn dung của Vương Nhựt Hưu do các con mượn đem về, giống tạc người mình đã gặp trong giấc mộng, sanh lòng cảm kích, liền rước thợ khắc hình tượng Long Thơ cư sĩ, lại đem việc ấy truyền bá xa gần. Từ đó hàng thiện tín ở vùng Lư Lăng đều phát tâm niệm Phật.
Trong năm Hàm Hựu có ông Lư Nguyên Ích khắt lại bản Long Thơ Tịnh Độ Văn. Khi khác đến thiên Chúc Nguyện, nơi bản bộng nổi lên ba viên ngọc Xá lợi. Cha của ông là Lý Sư Thuyết có ghi chép việc ấy ở đầu thiên nầy.
2. Chữ “CÚC ”
Rồi đến chữ
“Cúc”. “Cúc” đó là ẵm bế, nâng niu. Người mẹ nâng đỡ con khi con vẫn còn là
sinh linh bé nhỏ nằm trong bụng mẹ. Và khi con ra đời, mẹ luôn chăm nom, nâng đỡ,
chỉ cần con khóc là mẹ lại bế con lên dỗ dành. Khi đứa con bước những bước chân
đầu đời, con vấp ngã, mẹ cũng dịu dàng nâng con dậy, lo lắng sợ con đau. Quả thật,
không ai yêu quý con bằng mẹ; mẹ thương con vô bờ bến, công ơn của mẹ lớn tựa
biển trời.
3. Chữ “PHỦ ”
Tiếp là chữ
“ Phủ ”. “ Phủ ” có nghĩa là ôm ấp. Ngay từ khi sinh ra, bất kỳ người con nào
cũng sẽ được đảm nhiệm hơi ấm từ người mẹ, được nép mình trong vòng tay mẹ, được
mẹ chở che. Nhất là trong đêm đông giá lạnh, ấp vào lòng mẹ, được mẹ hà hơi sưởi
ấm có lẽ rằng là điều niềm hạnh phúc nhất trần gian.
4. Chữ “SÚC ”
Sau là chữ “
Súc ”. Mẹ cho con bú mớm, lo từng miếng ăn cho con mỗi ngày. Ngay từ khi lọt
lòng, người con đã được hưởng dòng sữa mẹ bát ngát. Có những mái ấm gia đình
nghèo không có bột nấu cho con ăn, người mẹ phải nhai cơm rồi mớm cho con. Khi
đứa con biếng ăn, mẹ luôn chăm sóc dỗ dành từng chút một mong sao cho con mình
hay ăn chóng lớn để luôn khỏe mạnh. Đó chính là ý nghĩa của chữ “ súc ”.
5. Chữ “CỐ ”
Chữ “ Cố ”
thì sao ? Chữ “ Cố ” là cha mẹ luôn chăm nom, mong ngóng, không khi nào rời mắt
khỏi những con. Những bước chân chập chững đầu đời của con, cha mẹ là người
tiên phong dõi theo. Bước chân tuy nhỏ bé nhưng lại là niềm niềm hạnh phúc to lớn
của cha mẹ. Cho đến khi con lớn lên, cha mẹ vẫn hằng trông mong con ; cùng con
sát cánh từ những chặng đường tiên phong của cuộc sống đến khi con thành đạt.
Chỉ đến lúc cha mẹ khuất núi thì ánh mắt dõi theo con mới dừng nghỉ mà thôi. Phận
làm con đừng quên báo hiếu cha mẹ mỗi ngày
6. Chữ “DỤC ”
Còn chữ “ Dục
” thế nào ? Chữ “ Dục ” bộc lộ sự dạy dỗ, kèm cặp con nên người của cha mẹ. Người
mẹ chính là cô giáo tiên phong trong cuộc sống của con. Từ câu nói đầu đời, câu
chào hỏi dạ thưa cho đến những điều hay lẽ phải cũng đều là mẹ dạy cho con. Rồi
con biết đọc, biết viết ; con biết chăm nom, yêu thương ông bà, cha mẹ và mọi
người. Những điều đó cha mẹ đều theo sát, chỉ bảo tận tình cho con. Mẹ cũng là
người thân mật nhất, là người góp phần công sức của con người nhiều nhất cho sự
trưởng thành của con.
7. Chữ “TRƯỞNG”
Chữ “ Trưởng
” là sao ? Cha mẹ nuôi nấng con từ trong bụng đến khi trưởng thành. Đây quả là
một hành trình dài đầy gian lao, khó khăn vất vả. Từ khi còn bé thì cha mẹ lo
con đau ốm, biếng ăn ; ở độ tuổi con đi học thì mẹ tần tảo sớm khuya để nuôi ăn
học, mong sao cho con trưởng thành. Thậm chí khi con trưởng thành rồi, cha mẹ vẫn
chưa hết lo.
8. Chữ “PHỤC ”
Với chữ “ Phục
” là thế nào ? Với chữ “ Phục ”, ta hiểu rằng cha mẹ luôn thăm non, thân thiện
và dành sự chăm sóc đặc biệt quan trọng cho đứa con của mình. Mỗi khi đi xa,
cha mẹ luôn nhớ con, lo cho những con nhiều lắm. Rồi khi con ốm, cha mẹ thức trắng
đêm dài vì lo ngại, xót xa đứa con. Và chắc như đinh một điều rằng mẹ là người
thân mật nhất, dù bất kể chuyện gì xảy ra thì cha mẹ vẫn ở bên cạnh ủng hộ, yêu
thương con hết lòng.
9. Chữ “PHÚC”
Cuối cùng là
chữ “Phúc”. Chữ “Phúc” là cha mẹ bao bọc, che chở những người con. Cha mẹ luôn
là chỗ dựa vững chắc nhất cho con; con đi bất cứ đâu cũng có vòng tay cha mẹ để
trở về, dù con lớn khôn nhưng với mẹ vẫn là đứa con bé bỏng cha mẹ thường chăm
lo. Cha mẹ cũng là người luôn sẵn sàng hy sinh mọi thứ để cho đứa con của mình
có được một điều tốt đẹp nhất, vòng tay cha mẹ luôn mở rộng đón đứa con thơ trở
về.
Cha mẹ luôn
là thế đấy ! Cha mẹ không quản ngại mưa nắng, phong ba để nuôi con thành người,
luôn là nơi chốn để con quay về. Thấu thị lẽ nhân quả nghiệp báo “ Nếu mình hiếu
đạo mẹ cha – Thì con cũng hiếu với ta khác gì – Nếu mình ăn ở bất nghì – Đừng
mong con hiếu làm gì uổng công ! ”. Người con là Phật tử phải ý thức được công
ơn cha mẹ. Ở mức độ thế tục, biết công ơn cha mẹ chưa đủ, người Phật tử còn phải
biểu lộ lòng hiếu một cách đơn cử qua hành vi. Một lời thăm hỏi động viên qua
điện thoại cảm ứng nếu ở xa ; tiếp tục thăm viếng cha mẹ nếu ở gần. Chỉ đơn thuần
thế và không mất tiền mua nhưng lại là liều thuốc bổ nuôi dưỡng cha mẹ già. ” Công ơn cha mẹ ” theo lời Phật dạy trong KINH ÐẠI BÁO PHỤ MẪU
TRỌNG ÂN
Phật bảo A-Nan : công ơn từ mẫu, gồm có mười điều, phàm kẻ
làm con, phải lo báo hiếu .
Những gì là mười điều?
1.
Nhớ ơn mẹ ta, chín tháng mười ngày, cưu mang nặng nhọc.
2.
Nhớ ơn mẹ ta, khi sinh lúc nở, đau đớn vô cùng.
3.
Nhớ ơn mẹ ta, khi sanh lúc nở, quên cả âu lo.
4.
Nhớ lại công ơn, mẹ ăn miếng đắng, lại nhả miếng ngon,
dành dụm cho con.
5.
Nhớ lại công ơn, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo xê con.
6.
Nhớ ơn mẹ ta, ba năm bú mớm, nuôi nấng thuốc thang, trong
khi sài đẹn.
7.
Nhớ ơn mẹ ta, giặt diệm hong phơi áo quần dơ dáy, ô uế
tanh hôi mẹ đành cam chịu .
8.
Nhớ ơn mẹ ta, khi đi đâu xa, vì thương nhớ con, trong
lòng cầy cậy, một phút chẳng ngơi .
9.
Nhớ công ơn mẹ, vì sanh nuôi con, mà mẹ cam lòng tạo bao
nhiêu ác nghiệp.
10.
Nhớ công ơn mẹ, lòng rất thương con, trọn đời yêu dấu,
không phút nào ngơi.
BÀI SỐ 10
Ẩn tu nguyện trả nghĩa SONG ĐƯỜNG
Hồi hướng công phu mỗi khóa thường
Lại khuyến nghiêm-từ tâm đạo phát
Nương thuyền Phật huệ đến Tây-phương.
NHƯ Ý : NGHIÊM TỪ là Nghiêm-phụ Từ-mẫu, LIÊN-TRÌ đại sư bảo, ân nặng như non (Ngũ-Đảnh Tam-Sanh) chẳng đủ đền, Cha mẹ lìa Trần cấu, đạo con mấy thành tựu.
Ngũ-đảnh tức là Ngũ Đài hay gọi là núi Thanh Lương.
Chẳng vì PHÚ-QÚY lẫn cao-sang,
Cảm-cảnh mẹ hiền bệnh khổ mang.
Quyết-tâm lên tỉnh tìm phương thuốc,
Dứt bệnh MẪU-TỪ dạ mới an.
Việc “thoát trần” kia nay tạm hoãn,
Nghiên tầm y-dược cứu lầm-than.
Chắp tay hướng đấng TỪ-BI lễ,
ĐỘ-TRÌ thân-mẫu sớm an khang.
Bốn năm nương bóng chốn AM-THIỀN,
Với mọi duyên đời đã tịch-nhiên.
Kinh-kệ, mõ chuông lòng thấy tịnh,
Cam-lộ rửa sạch mối oan-khiên.
Chắp tay kính bạch lên Hòa-Thượng,
Vĩnh-kiếp lòng con dạ vẫn kiên.
Xuất tự để lo tròn hiếu niệm,
Tạm biệt hồi gia cứu mẹ hiền.
Khá khen HIẾU-NIỆM chẳng quên lòng,
Mười chín tuổi tròn vẹn ước mong.
PHÙ-TỤC lợi-danh từ đấy lặng,
Sớm đáo THIỀN-MÔN tách bụi hồng.
Ơn-nghĩa mẹ-cha đều báo-bổ,
Thiên-đường, Phật-quốc chép ghi công.
BỆNH mẫu-từ ngươi nay đã dứt,
Đò neo, bến đợi kịp sang sông.
Giã-từ cậu má (CHA MẸ) con ra đi,
Ơn-đức sanh-thành dạ khắc-ghi.
Bên gối dập đầu con bái-biệt,
LẠY chào cha-mẹ phút phân-ly.
Phân-ly con biết nói lời chi,
Xuất-gia, xuất-giá cũng đồng đi.
Bước chân chẳng dám quay nhìn lại,
E nổi thâm-tình lệ ướt mi.
Nhớ xưa Bồ-Tát Tất-Đạt-Đa,
Trốn cha, lìa vợ vượt Tỳ-La.
Sáu năm tu-tập nhiều gian khổ,
Đạo-quả tròn nên Phật Thích-Ca.
Tôi cũng theo gương đức Bạc-già,
Bán dạ độ hà trốn mẹ-cha.
Vì sợ tử-sanh cam lỗi đạo,
Nguyện đấng huyên-đường chẳng xót-xa.
Nương thuyền bát-nhã lướt sang sông,
Bỏ cả huyên-đường cả ước mong.
Song-thân giờ chắc còn an-giấc,
Xin hiểu cho con một tấm lòng.
Hướng chốn thiền-môn chân bước đến,
Duyên-trần xin tạ, việc đời không.
Đường quê mờ khuất sau ngàn sóng,
Khuất hết người quen chốn bụi hồng.
Tụ-tán xưa nay lý vẫn thường,
Mất còn, tan-hợp bận chi thương.
Bình tâm nghĩ lại đừng bi-lụy,
Năm tháng lạnh-lùng bạc tóc sương.
Nếu có nhớ con xin niệm PHẬT,
Phát lòng quy hướng chốn Tây-Phương.
Nguyền cho cậu, má tâm thường nhớ,
Cực Lạc là quê chỗ náu nương.
KHEN HÒA-THƯỢNG
NGƯỜI CON CÓ HIẾU
Báo-đáp sanh-thành, dưỡng-dục ơn,
THIỀN-TÂM, VÔ-NHẤT mấy ai hơn.
Khuyến-dắt song-đường tâm-đạo phát.
Niệm-Phật A-Di chí chẳng sờn.
Phương-liên rước mẹ về An-dưỡng,
Một sớm chào thầy đáo cõi chơn.
Nén hương kính-lễ khen Hòa-thượng,
Đạt-đạo hiền-tăng hiếu-tử nhơn.
Vô-Nhất Đại-sư
THÍCH THIỀN-TÂM
( Vô-Nhất : Lấy ý câu “ NHẤT SỰ VÔ-THÀNH THÂN TIỆM LÃO)
TRI LỄ
Tri-Lễ đại sư, tự Ước Ngôn, người đời Tống, con nhà họ Kim ở Minh Châu. Cha mẹ lễ Phật cầu tự, mộng thấy thần tăng bồng một đứa bé trao cho và bảo: “Đây là Phật tử La Hầu La. Nên trân trọng!” Không bao lâu, đại sư đản sanh.
Năm lên bảy tuổi, ngài mất mẹ, THƯƠNG KHÓC MÃI, RỒI THƯA VỚI CHA CẦU XIN XUẤT GIA. Từ đó, ngài đắc độ với Hồng Tuyển thượng nhơn tại chùa Hưng Quốc ở Thái Bình. Được vài năm, đến chùa Bảo Vân nương theo Nghĩa Thông Pháp sư học về Thiên Thai giáo quán, một phen nghe qua, tỏ suốt ý nghĩa viên đốn. Trong niên hiệu Thuần Hóa, Thông Pháp sư quy tịch, ngài được thỉnh làm tọa chủ chùa Càn Phù. Kế đó lại đến viện Bảo Ân, hoằng dương về giáo quán, học chúng các nơi nghe danh hội về đông đảo.
Vùng Minh Châu bị hạn lâu, đại sư cùng ngài Từ Vân họp nhau tu Quang Minh sám pháp, hẹn nếu ba ngày không mưa, sẽ tự đốt một cánh tay. Đúng kỳ hạn, quả nhiên mưa to tiếp tục đổ xuống. Trong ba năm, từ niên hiệu Đại Trung đến Tường Phù, ngài trùng kiến điện Bảo Ân. Khi lạc thành, được vua ban cho hiệu: Sắc Tứ Diên Khánh Tự. Năm Tường Phù thứ sáu, đại sư lập hội Niệm Phật Thí Giới, thân làm sớ văn để khuyên răng:
“Vẫn nghe: Một niệm dung thông, muôn pháp không ngại, nhân gây có khác, quả cảm thành sai.
Cho nên, thuận tánh tu hành, thì hiện mười phương Tịnh độ.
Theo tình tạo nghiệp, tất trôi sáu nẻo luân hồi!
Xét nghĩ cành duyên ở Ta Bà, phần giải thoát rất kém ít khó khăn, số đọa lạc lại dễ dàng đông đảo. Nên kinh nói:
“Được thân người như đất ở móng tay, đọa đường ác như đất miền đại địa!”
Tu đến ba thừa hạnh đủ, mới lìa bốn loại thọ sanh. Bởi trần cảnh mạnh thô, não phiền lừng lẫy, tự lực giải thoát, phỏng được bao người? Nếu sanh về Cực Lạc, thì cõi nước trang nghiêm, thân tâm thanh tịnh, thẳng đường thành Phật, chẳng đọa tam đồ. Kinh nói:
“Danh từ ác đạo còn không, huống chi có thật!”
Lại bảo:
“Chúng hữu tình sanh về nơi đây, đều là bậc A bệ bạt trí.”
Cho nên, muốn về An Dưỡng, phải niệm Di Đà, tu hạnh tinh tấn từ bi, tất được Phật nguyện nhiếp thọ. Đến khi xả báo thân, quyết sanh về Cực Lạc, đúng như lời KINH dạy, chẳng dám tự đặt bày.
Nay kết muôn người, để làm một xã, lòng lòng khẩn niệm, buổi buổi hạn kỳ. Mỗi tiết trọng xuân, họp về một chỗ, đồng nghe Phật pháp, đồng tu cúng dường, hiệp muôn lòng làm một chí, thành tịnh nghiệp thệ vãng sanh. Huống nữa mạng người trong kiếp trược, như ngọn đuốc giữa phong sương, một hơi thở chẳng vào, ba nẻo đường hiện trước.
Đâu nên tự buông lung, không nghĩ điều nghiệp báo. Phải gắng theo lời Phật, chớ thuận với tình đời. Duyên trần nguyện dứt kể từ nay, hiệu Phật chuyên trì đừng thối chuyển”.
Từ đó, mỗi năm vào ngày rằm tháng hai, chúng liên hữu đều câu hội lại chùa đồng tu tịnh nghiệp. Đại sư từng họp mười vị tăng, cùng tu Pháp Hoa sám pháp ba năm, hẹn ngày hoàn mãn, sẽ tự thiêu để cúng dường kinh và cầu sanh Tịnh độ.
Đến kỳ bị chúng cực lực ngăn trở, nên chí nguyện không thành. Sau ngài lại họp mười vị tăng, đồng tu ĐẠI BI SÁM ba năm, đốt ba ngón tay cúng dường Phật. Niên hiệu Thiên Hy thứ tư, Phò mã Lý Tuân Học DÂNG sớ tâu trình về cao hạnh của ngài, vua sắc phong cho hiệu là Pháp Trí đại sư, dạy nên trụ thế để hoằng dương chánh giác.
Đại sư nghĩ chư Tổ đời trước, khi xiển dương Tịnh độ, phần nhiều nói về sự tướng, ít chỉ dạy quán môn, nên duy tạm ứng thời cơ, chưa tỏ cùng tột lý viên đốn. Nhân đó, ngài soạn ra bộ Diệu Tông Sao gồm vài muôn lời, giải nói cùng cực lý u ẩn nhiệm mầu của QUÁN KINH, theo tông chỉ Thiên Thai giáo quán.
Đến năm Thiên Thánh, đại sư dựng ngôi Nhật Quán Âm, thường đến đó quán tưởng để cầu sanh Tây phương.
Về sau, khi khóa giảng kinh Duy Ma Cật hoàn mãn, ngài quyết biệt đại chúng, giao giảng tòa lại cho hàng cao đệ là Tổ Thiều, làm thi tạ duyên hẹn kỳ quy tịch. Năm sau, vào đầu niên hiệu Đạo Nguyên, ngày mùng tám tháng mười, đại sư nhiễm bịnh, khước từ thuốc thang, họp chúng lại nói lược về pháp yếu.
Kế đó ngài dạy thỉnh tượng Tây phương TAM THÁNH đến đảnh lễ, rồi đốt hương quỳ chúc nguyện với Đại Bồ Tát rằng:
“Con xét thấy Quán Thế Âm Bồ Tát, ngàn trước không từ đâu đến, muôn sau cũng chẳng về đâu, cùng mười phương chư Phật, đồng trụ nơi thật tế. Nguyện xin cùng Phật và Đại Thế Chí Bồ Tát, chứng minh một nén hương của con, trước khi con về Cực Lạc!”
Đến chiều tối, đại sư sửa oai nghi ngồi nghiêm hướng về Tây. Chúng hỏi: “Tôn đức sẽ sanh nơi nào?” Đáp: “THƯỜNG TỊCH QUANG tịnh độ!” Rồi im lặng thoát hóa, thọ 69 tuổi. Lúc ấy nhiều người thấy ngôi sao to rơi xuống đỉnh Linh Thứu Phong, ánh hồng quang rự rỡ.
PHẬT NÓI
KINH VU LAN BỒN
Đời Tây Tấn, ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ dịch
PHẦN TỰ
Tôi nghe như vầy: Một lúc nọ, đức Phật ở trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc tại nước Xá Vệ.
Ông Đại Mục Kiền Liên vừa mới chứng được sáu pháp thần thông ông muốn cứu độ cha mẹ của ông để đền đáp công ơn bú mớm. Ông liền dùng đạo nhãn xem khắp trong thế gian, thấy bà vong mẫu của ông sanh vào trong loài ngạ quỷ chẳng được uống ăn, thân thể ốm gầy da bọc lấy xương.
Thấy thế, ông Mục Liên chẳng xiết xót thương, liền lấy bình bát đựng cơm đem dâng cho mẹ ông. Mẹ ông tiếp được bình bát cơm, bèn dùng tay trái che bát, tay mặt bốc cơm. Cơm của bà bốc chưa vào đến miệng đã hóa thành than lửa, bà ăn không đặng.
TA TỪNG NGHE LỜI TẠC NHƯ VẦY :
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ
Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung,
Mục-liên mới đặng lục-thông,
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả,
Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,
Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
Bèn dùng ĐẠO NHÃN dưới trên kiếm tầm.
Thấy vong-mẫu sanh làm ngạ-quỷ,
Không uống ăn tiều-tụy hình-hài.
Mục-liên thấy vậy bi-ai,
Biết mẹ đói khát ai-hoài tình thâm.
Lo phẩm-vật đem dâng từ-mẫu,
Ðặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu.
Thấy cơm mẹ rất lo âu,
Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn.
Lòng bỏn-xẻn tiền-căn chưa dứt,
Sợ chúng ma cướp dựt của bà.
Cơm đưa chưa tới miệng đà,
Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu.
PHẦN CHÁNH TÔNG
Ông Mục Liên kêu to, buồn rầu khóc lóc, vội vã trở về bạch với đức Phật, thuật đủ những việc như thế.
Đức Phật dạy rằng:
Tội căn của mẹ ông gây kết sâu nặng, chẳng phải thần lực của một mình ông mà có thể làm cứu được. Dầu rằng ông có lòng hiếu thuận, tiếng tăm vang động cả trời đất, mà những vị thiên thần, địa kỳ, tà ma, ngoại đạo, đạo sĩ và bốn vị Thiên vương thần cũng không thể làm thế nào cứu được. Cần phải nhờ đến sức oai thần của chúng Tăng ở mười phương, mẹ ông mới có thể giải thoát. Nay Ta sẽ nói phương pháp cứu tế, làm cho tất cả kẻ bị hoạn nạn như thế, đều được thoát khỏi những sự buồn khổ.
Đức Phật bảo ông Mục Liên:
Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chúng Tăng ở mười phương, đến ngày ấy người làm con phải nên vì cha mẹ trong bảy đời đã qua và cha mẹ trong đời hiện tại đang bị khổ trong vòng ách nạn, mà sắm những giường trải nệm chiếu, những bồn chậu đựng nước rửa, hương dầu, đèn nến, năm thứ trái, cơm canh trăm thứ những đồ ăn ngon lành nhứt trên đời, đựng vào trong bồn cúng dường cho hàng Đại đức Tăng ở mười phương.
Đang trong ngày đó, tất cả Thánh chúng: hoặc những người tu thiền nhập định ở trong núi, hoặc những vị chứng được bốn đạo quả, hoặc những người đi kinh hành dưới cội cây hoặc những bực Thanh văn và Duyên giác đủ sáu pháp thần thông tự tại giáo hóa, hoặc là hàng Thập địa Bồ tát Đại nhơn quyền hiện làm Tỳ kheo… đồng hội về ở trong Đại chúng đều đồng nhứt tâm lãnh thọ bát cơm, đạo đức của hàng Thánh chúng hoàn toàn giới hạnh thanh tịnh đó rất là rộng lớn.
Có người nào cúng dường cho hàng chúng Tăng Tự Tứ dường ấy, thì cha mẹ cùng lục thân quyến thuộc trong đời hiện tại của người đó được ra khỏi chốn khổ tam đồ, liền giải thoát hưởng thọ những đồ mặc, món ăn tự nhiên. Như cha mẹ hiện đang còn sống, thời sống lâu trăm tuổi hưởng phước an vui. Còn cha mẹ trong bảy đời đã qua, đề được sanh lên cõi trời, hóa sanh tự tại vào trong cõi trời sáng đẹp.
Bấy giờ, đức Phật truyền chúng Tăng ở mười phương, trước phải vì người thí chủ mong chờ chú nguyện, cầu cho cha mẹ bảy đời, mà chuyên ý thiền định rồi sau mới thọ thực.
Lúc ban đầu thọ thực, trước hết để món ăn nơi trước đức Phật, hay để trước tượng Phật trong chùa tháp, chúng Tăng đồng chú nguyện xong, rồi mới tự thọ thực.
Lúc đó, ông Mục Liên Tỳ kheo và hàng đại Bồ tát đều rất vui mừng, tiếng buồn rầu khóc lóc của ông Mục Liên liền nín lặng.
Chính trong ngày đó, bà mẹ của ông Mục Liên được thoát khỏi một kiếp chịu khổ trong loài ngạ quỷ.
Thấy như vậy âu-sầu thê-thảm,
Mục-kiền-liên bi-cảm xót thương,
Mau mau về đến giảng-đường,
Bạch cùng sư-phụ tìm phương giải nàn.
Phật mới bảo rõ ràng căn-cội,
Rằng mẹ ông gốc tội rất sâu.
Dầu ông thần-lực nhiệm-mầu,
Một mình không thể ai cầu được đâu.
Lòng hiếu-thảo của ông dầu lớn,
Tiếng vang đồn thấu đến cửu-thiên
Cùng là các bực Thần-kỳ
Tà, ma, ngoại-đạo, bốn vì Thiên-vương
Cộng ba cõi sáu phương TỤ TẬP,
Cũng không phương cứu-tế mẹ ngươi.
Muốn cho cứu đặng mạng người,
Phải nhờ thần-lực của mười phương Tăng.
Pháp cứu-tế ta toan giải nói
Cho mọi người thoát khỏi ách-nàn
Bèn kêu Mục-thị đến gần,
Truyền cho diệu-pháp ân-cần thiết thi
Rằm tháng bảy là ngày Tự-tứ
Mười phương Tăng đều dự lễ này
Phải toan sắm sửa chớ chầy
Thức ăn TRĂM VỊ trái cây NĂM MÀU
Lại phải sắm giường nằm nệm lót
Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang, dầu,
Món ăn tinh-sạch báu mầu
Ðựng trong bình-bát vọng-cầu kính dâng
Chư Ðại-đức mười phương thọ-thực
Trong bảy đời sẽ đặng siêu th
Lại thêm cha mẹ hiện-tiền
Ðặng nhờ phước-lực tiêu-khiên ách-nàn.
Vì ngày ấy Thánh-tăng đều đủ
Dầu ở đâu cũng TỤ HỘI về.
Như người Thiền-định sơn-khê
Tránh điều phiền-não chăm về thiền-na
Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả
Công tu-hành nguyện thỏa vô-sanh
Hoặc người thọ hạ kinh-hành
Chẳng ham quyền-quý ẩn-danh lâm-tòng
Hoặc người đặng lục-thông tấn-phát
Và những hàng Duyên-giác, Thanh-văn
Hoặc chư Bồ-tát mười phương
Hiện hình làm sãi ở gần chúng-sanh
Ðều trì giới rất thanh, rất tịnh
Ðạo-đức dày, chánh-định chơn-tâm
Tất cả các bực Thánh, Phàm
Ðồng lòng thọ-lãnh bát cơm lục-hòa
Người nào có sắm ra vật-thực
Ðặng cúng-dường Tự-tứ Tăng thời
Hiện-tiền phụ-mẫu của người
Bà con quyến-thuộc thảy đều nhờ ơn
Tam-đồ khổ chắc rằng ra khỏi
Cảnh thanh-nhàn hưởng-thọ tự-nhiên.
Như còn cha mẹ hiện-tiền
Nhờ đó cũng đặng bá niên thọ-trường
Như cha mẹ bảy đời quá-vãng
Sẽ hóa-sanh về cõi thiên-cung
Người thời tuấn-tú hình-dung
Hào-quang chiếu sáng khắp cùng châu-thân
Phật dạy bảo mười phương Tăng-chúng
Phải tuân theo thể-thức sau này:
Trước khi thọ thực đàn chay
Phải cầu chú-nguyện cho người tín-gia.
Cầu thất-thế mẹ cha thí-chủ
Ðịnh tâm-thần quán đủ đừng quên
Cho xong ý-định hành-thiền
Mới dùng phẩm-vật đàn-tiền hiến-dưng.
Khi thọ-dụng nên an vật-thực
Trước PHẬT TIỀN hoặc tự THÁP TRUNG:
Chư Tăng chú nguyện viên dung
Sau rồi tự-tiện thọ dùng bữa trưa
Pháp cứu-tế Phật vừa nói dứt
Mục-liên cùng Bồ-tát chư Tăng
Ðồng nhau tỏ dạ vui mừng
Mục-liên cũng hết khóc thương rầu buồn
Mục-liên mẫu cũng trong ngày ấy
Kiếp khổ về ngạ-quỷ được tan
PHẦN LƯU THÔNG
Ông Mục Liên lại bạch với đức Phật rằng:
Sanh mẫu của đệ tử nay do nhờ sức công đức của Tam Bảo và sức oai thần của chúng Tăng mà được khỏi khổ. Còn về đời vị lai, tất cả đệ tử của Phật cũng phải phụng Bồn Vu Lan để cứu độ cha mẹ hiện tại nhẫn đến cha mẹ trong bảy đời đã qua, làm như thế được chăng?
Đức Phật nói:
Ông hỏi rất hay! Chính là Ta vừa muốn nói, mà ông nay hỏi liền.
Nầy thiện nam tử! Những người tu hạnh hiếu từ hoặc là Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hoặc là quốc vương, thái tử, quan đại thần, tể tướng, tam công, trăm quan, muôn dân, kẻ thứ thấp hèn v.v… đến ngày rằm tháng Bảy, ngày đức Phật hoan hỷ, ngày chúng Tăng Tự tứ, đều nên trước vì cha mẹ hiện tại và cha mẹ trong bảy đời đã qua, mà sắm cơm và đồ ăn trăm vị thơm ngon để vào Bồn Vu Lan cúng dường cho chúng Tăng Tự tứ ở mười phương. Cầu nguyện cho cha mẹ được sống lâu trăm tuổi, không đau ốm, không tất cả hoạn nạn khổ não, nhẫn đến cầu nguyện cho cha mẹ trong bảy đời đã qua thoát khỏi chốn khổ ngạ quỷ, sanh vào trong loài người, hoặc cõi Trời hưởng phước vui vô cùng.
Là hàng đệ tử của Phật tu hạnh hiếu thuận, trong mỗi niệm phải thường nhớ tưởng cha mẹ hiện tại, nhẫn đến cha mẹ trong bảy đời. Mỗi năm đến ngày Rằm tháng Bảy, do lòng hiếu thuận thường nhớ tưởng đến cha mẹ đã sanh mình, vì cha mẹ sắm Bồn Vu Lan cúng dường đức Phật và chúng Tăng, để đền đáp công ơn từ ái nuôi nấng của cha mẹ.
Nếu làm đệ tử của đức Phật, tất cả phải nên phụng trì phương pháp báo hiếu nầy.
Bấy giờ, ông Đại Mục Kiền Liên Tỳ kheo và bốn hàng đệ tử đều vui mừng tuân theo thực hành.
Mục-liên bạch với Phật rằng:
"Mẹ con nhờ sức Thánh-Tăng khỏi nàn
Lại cũng nhờ oai thần Tam-bảo
Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra
Như sau đệ-tử xuất-gia
Vu-lan-bồn pháp dùng mà độ sanh
Ðộ cha mẹ còn đương tại thế
Hoặc bảy đời có thể đặng không ?"
Phật rằng: "Lời hỏi rất thông
Ta vừa muốn nói con dùng hỏi theo
Thiện-nam-tử, tỳ-kheo nam nữ
Cùng quốc-vương, thái-tử, đại-thần
Tam-công, tể-tướng, bá-quan
Cùng hàng lê-thứ vạn dân cõi trần
Như chí muốn đền ơn cha mẹ
Hiện-tại cùng thất-thế tình thâm
Ðến rằm tháng bảy mỗi năm
Sau khi kiết-hạ chư Tăng tựu về
Chính ngày ấy Phật-đà hoan-hỉ
Phải sắm sanh BÁ VỊ cơm canh
Ðựng trong bình-bát tinh-anh
Chờ giờ Tự-tứ chúng Tăng cúng-dường
Ðặng cầu-nguyện song-đường trường-thọ
Chẳng ốm đau, cũng chẳng khổ chi
Cùng cầu thất-thế đồng thì
Lìa nơi ngạ-quỷ sanh về nhơn, thiên
Ðặng hưởng phước nhân duyên vui đẹp
Lại xa lìa nạn khổ cực thân
Môn-sanh Phật-tử ân-cần
Hạnh tu hiếu-thuận phải cần phải chuyên
Thường cầu-nguyện thung-huyên an-hảo
Cùng bảy đời phụ-mẫu siêu-sanh
Ngày rằm tháng bảy mỗi năm
Vì lòng hiếu-thảo thâm-ân phải đền
Lễ cứu-tế chí-thành sắp đặt
Ngỏ cúng-dường chư Phật chư Tăng
Ấy là báo đáp thù ân
Sanh-thành dưỡng-dục song-thân buổi đầu
Ðệ-tử Phật lo âu gìn-giữ
Mới phải là Thích-tử Thiền-môn
Vừa nghe dứt pháp Lan-bồn
Môn-sanh tứ-chúng thảy đồng hỉ-hoan
Mục-liên với bốn ban Phật-tử
Nguyện một lòng tín-sự phụng-hành !
SÁM VU LAN
(Quỳ đọc)
Ðệ-tử chúng con,
Vâng lời Phật dạy,
Ngày rằm tháng Bảy,
Gặp hội
Vu-Lan,
Phạm-Vũ huy-hoàng,
Ðốt hương đảnh lễ
Mười-phương Tam-thế,
Phật, Pháp, Thánh, Hiền,
Noi gương Đức Mục-Kiền-Liên,
Nguyện làm con thảo,
Lòng càng áo-não,
Nhớ nghĩa thân sanh,
Con đến trưởng-thành,
“MẸ” dày đau khổ,
Ba năm nhủ bộ,
Chín tháng cưu mang.
Không ngớt lo toan,
Quên ăn bỏ ngủ,
Ấm no đầy đủ,
Cậy có công “CHA”,
Chẳng quản yếu già,
Sanh nhai lam lũ,
Quyết cùng hoàng-vũ,
Phấn đấu nuôi con,
Giáo dục vuông tròn,
Ðem đường học đạo,
“ÐỆ TỬ” ơn sâu chưa báo,
Hổ phận kém hèn,
Giờ này quỳ trước đài sen,
Chí thành cung kỉnh;
Ðạo tràng thanh-tịnh,
Tăng-bảo trang-nghiêm,
Hoặc thừa TỰ TỨ.
Hoặc hiện tham-thiền,
Ðầy đủ thiện duyên,
Dủ lòng lân-mẫn,
Hộ-niệm cho:
“Bảy kiếp cha mẹ chúng con,
Ðượm nhuần mưa Pháp,”
Còn tại thế:
“Thân tâm yên ổn,
Phát nguyện tu-trì,”
Ðã qua đời:
“Ác-đạo xa lìa,
Chóng thành Phật-quả,”
Ngưỡng mong các Đức Như-Lai,
Khắp cõi hư không,
Từ bi gia-hộ.
NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN TÔN GIẢ (3 lần)
BÁO PHỤ MẪU ÂN CHÚ
NAM MÔ MẬT LẬT ĐA ĐÁ BÀ DẠ TÁ HA.
(108 BIẾN)
PHẬT THUYẾT VU LAN BỒN KINH SỚ
Sa-môn Tông Mật, người Sung quốc soạn.
Bắt đầu từ sự hỗn độn, che lấp trời đất, chung cho cả thần, người, chung với giàu nghèo, Nho, Thích đều y cứ, chỉ là đạo hiếu. Ứng với sự thành khẩn của người con hiếu, cứu cha mẹ khỏi khổ nguy, đáp đền ân đức cao lớn như trời, chỉ có giáo pháp Vu-lan-bồn.
Tông Mật tội khổ sớm mất cha mẹ, thường buồn, sống trong giá lạnh, mãi ôm hận của gió cây. Trộm nghĩ trọn đời đã bị chôn vùi, suốt đời nổi trôi, tuy mở rộng hiếu tư nhưng không giúp ích cho thần đạo. Liền tìm tòi lời dạy của Thánh hiền, cung kính mong cầu phương pháp cúng tế cho người đã mất, được pháp môn này, thật là hạnh lành.
Mỗi năm vào ngày chư tăng tự tứ, dâng bốn thứ cúng dường Tam bảo, Tông Mật cung kính hành theo, đã trải qua nhiều năm, giảng cả lời dạy ấy, để chỉ bày những điều chưa nghe, do đó trở về quê cũ, nương vào ngày ấy mở ra đạo tục tốt đẹp, vừa buồn vừa vui vâng theo, khác miệng cùng lời, không phân biệt thân sơ, tâm cao như thông bách, đâu xem thường làng xóm.
Xin hãy niệm tình mà phát huy đạo lý quan trọng.
Đảnh lễ Đấng giáo chủ ba cõi,
Đức Thích-ca Thế Tôn đại hiếu,
Nhiều kiếp báo đền ân cha mẹ,
Chứa nhóm nhân thành Chánh giác.
Đem các loài trang sức vĩnh viễn, nhận lời thỉnh giảng kinh này, muốn báo đáp với người ân, đều trả được ân khôn cùng. Nay ta đã khen ngợi, nguyện các bậc Thánh thầm che chở, mình người chỉ còn thân thích, xa lìa các khổ, thường được an vui.
Để giải thích kinh này, trước chia làm bốn đoạn:
- Nguyên nhân khởi giáo.
- Thuộc về tạng thừa nào.
- Xác định tông chỉ.
- Giải thích văn kinh.
Trong phần đầu lại chia làm bốn:
Đáp lại nhân đời trước.
Đáp lời thỉnh ngày nay.
Làm sáng tỏ hiếu đạo.
Chỉ bày ruộng tốt.
I.- NGUYÊN NHÂN KHỞI GIÁO
Đầu tiên là đáp lại nhân đời trước :
Thái tử Tất-đạt không nối ngôi vua, bỏ người thân lìa đất nước, mục đích là tu hành đắc đạo báo ân cha mẹ. Nhưng dụng tâm của Bồ-tát, không chỉ vì mình, cho nên mới mở pháp hội vu-lan, để đem phước đến cho cha mẹ của mình và người, kinh này có ra với mục đích như vậy.
Thứ Hai là Đáp lời thỉnh ngày nay:
Đại Mục-kiền-liên vì có tâm hiếu muốn cứu độ cha mẹ, báo ân bú mớm nên xuất gia tu hành được thần thông bậc nhất. Quán thấy mẹ mình bị đọa vào loài quỷ đói, tự ngài không thể cứu được, nên bạch Phật tìm phương cách, Đức Phật bèn chỉ bày pháp cúng dường Vu-lan, cứu cái khổ treo ngược của mẹ. Vì thương mẹ, ngài thực hành tất cả. Là đệ tử xuất gia tại gia, xin Phật chỉ dạy pháp môn này, đáp lời thỉnh của Mục-liên, đó là nguyên nhân Đức Phật nói kinh này.
Thứ Ba là Làm sáng tỏ hiếu đạo: lại có hai:
– Làm sáng tỏ chung hạnh hiếu là tông bổn của hai giáo.
– Nói riêng về sự giống nhau, khác nhau của hạnh hiếu hai giáo.
Trong phần nói chung lại nói về Nho giáo, lấy hiếu làm gốc. Nghĩa là bắt đầu từ thiên tử cho đến người bình thường, nước nhà truyền nhau, đều lập tông miếu. Tuy tác dụng của năm hiếu, khác nhau trăm hạnh nhưng nguồn gốc không khác. Về mở tông nói nghĩa, trong chương có nêu chí đức yếu đạo, đạo đức lấy đó làm thể, giáo pháp từ đó sinh ra, lẽ nào có người quân tử mà không lấy đó làm gốc, đã là kinh trời nghĩa thì phải làm cho mọi người phục tùng. Tuy nói lễ nhạc tiêu mất nhưng cuối cùng lại quở trách áo gấm cơm gạo, thật rộng lớn thay hạnh hiếu!
Đức của bậc Thánh là làm thế nào để vun đắp cho hạnh hiếu! Thứ hai là Phật giáo lấy hiếu làm gốc, nhưng tất cả Chư Phật, đều có chân thân và hóa thân.
– Thuyết Thích-ca hóa thân, tùy căn cơ mà quyền giáo.
– Thuyết Xá-na chân thân, là thật giáo rốt ráo. Giáo là kinh luật. Kinh nói về lý trí, luật nói về đức hạnh, giới tuy muôn hạnh nhưng lấy hiếu làm tông. Cho nên Đức Phật Lô-xá-na lúc mới thành Chánh giác, liền nói Đại kinh Hoa Nghiêm, là Đại giới của Bồ-tát, lại ở đầu kinh có nói. Lúc bấy giờ, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đầu tiên ngồi dưới gốc Bồ-đề, thành Vô thượng Chánh giác rồi, bắt đầu kết Ba-la-đề-mộc-xoa, hiếu thuận cha mẹ, chư Tăng, Tam bảo, hiếu thuận là pháp chí đạo, hiếu chính là giới, cũng chính là ngăn cấm. Kinh Niết-bàn cũng chép: Kỳ lạ thay cha mẹ! Sinh ra, nuôi lớn ta… chịu nhiều khổ não, vừa tròn mười tháng, ôm ấp thân ta, sau khi sinh rồi, nhường khô nằm ướt, trừ bỏ bất tịnh, đại tiểu tiện lợi, bú mớm nuôi nấng, giữ gìn thân ta, vì ý nghĩa này. Nên phải báo ân, thuận theo cúng dường. Trên là nói rõ hai giáo lấy hiếu làm gốc rồi.
Thứ hai nói riêng về sự giống nhau và khác nhau về hiếu hạnh của hai giáo. Trong đó, trước hết là nói về sự khác nhau, sau là nói về sự giống nhau. Ban đầu nói lúc cha mẹ còn sống hầu hạ nuôi dưỡng khác nhau, kế đó cha mẹ qua đời phải cúng tế khác nhau. Về hầu hạ nuôi dưỡng khác nhau: Nho giáo thì cẩn thận giữ gìn da tóc, để tiếng lại đời sau, cho nên vui xuân không ra khỏi nhà, hội họp con cháu mở ra sự cung kính. Giáo pháp Đức Thích-ca thì cạo tóc nhuộm áo, pháp giúp cho hiện đời, vì thế Ưu-đà kính tin, Tịnh Tạng theo tà, đó là nói làm điều lành không giống nhau. Cùng trở về hiếu. Nói về sự khác nhau sau khi chết: có ba việc khác nhau:
- Cư tang dị: (khác nhau về để tang) Đạo Nho thì dùng quan quách chôn xuống đất để giữ gìn hình hài. Còn Đạo Phật thời niệm tụng, cầu nguyện cho thần thức.
- Tề kỵ dị: (khác nhau về cúng tế): Nho thì chỉnh tề bên trong, yên ổn bên ngoài, nghĩ đến tiếng nói và mặt mày. Đạo Phật thì cúng tế, giảng kinh, giúp cho nghiệp báo.
- Chung thân dị: (Khác nhau về cả đời) Đạo Nho giáo giáo thì bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông giết hại sinh mạng, Đạo Phật thì ba tiết: đoan ngọ, trung thu, nguyên đán phóng sinh, bố thí, giữ giới, hội Vu-lan. Bởi do Chân tông, chưa đến Chu Khổng. Lại dạy giữ tâm nay biết lý có chỗ trở về. Không nên còn chấp quyền giáo. Lại phước lớn thì không gì hơn bố thí, mạng sống là nhân căn bản của Thích phạm, chính là đức lớn của trời đất.
Nay giết kia cúng đây, thì đâu gần với lòng nhân? Nếu nhẫn được thì ai không thể nhẫn? Tuy nói rằng cầu phước nhưng thực tế là gây thêm hận thù. Tự làm theo hư danh, gieo tai họa ương thần đạo.
Hỏi: Cha mẹ sinh về đường khác, thì có thể cúng tế, làm chay, nếu đọa vào loài quỷ thì thà không thiết đãi cúng tế có đúng không?
Trả lời: Nếp lúa chẳng có mùi thơm thì có thể thường cúng tế, nên biết việc cúng tế mùa xuân hơn hẳn giết trâu, huống chi là quỷ thần… khác nhau, đâu phải đều thọ hưởng? Như trên đã nói rõ sự khác nhau rồi.
– Kế là nói về sự giống nhau, lại có hai: đầu tiên nói về sự giống nhau giữa còn và mất, sau nói về sự giống nhau giữa tội và phước.
Nay đầu tiên y theo văn năm câu trong chương Hiếu Hạnh để nói về sự giống nhau, tức thuộc về lúc còn sống và sau khi chết.
- Lúc cha mẹ còn sống thì rất cung kính. Đạo Nho thì khác với chó ngựa. Đạo Phật thì toàn bộ nhiều hơn bảy.
- Nuôi dưỡng thì rất vui, đạo Nho thì tiếng vui vẻ khi ôn hòa định tĩnh… có khi quạt nóng ấp lạnh. Đạo Phật thì tiết lượng niềm tin hủy báng phần giảm y bát… Có khi cắt thịt cứu đói.
- Bệnh thì rất lo lắng: Trong Nho giáo như vua văn Đế trước nếm thuốc thang, Võ vương không cỡi mũ đai. Trong Đạo Phật, như Thái tử dùng thịt làm thuốc, cao tăng dùng thân gánh vác.
- Cha mẹ mất thì rất đau buồn. Nhà Nho có Võ Đinh không nói, Tử Cao khóc ra máu. Đạo Phật có Mục-liên khóc lớn, Điều ngự khiêng cỗ quan.
- Cúng tế thì rất trang nghiêm: Đạo Nho có người cúng tế măng tre. Đạo Phật thì có việc cho cơm. Nhưng chỗ chí giáo thì vị lai khó mở mang báo ứng.
Cho nên trước đặt ra pháp cúng tế, khiến cung kính đối với thần linh. Thần linh là thức tánh của cha mẹ, đủ nói lên sự thường còn của ông bà. Thân tan rã mà thần thức không mất, lẽ nào coi trọng thân mà xem nhẹ thần thức ư! Những việc khác như trước có nói. Như trên là nói về sự giống nhau giữa còn và mất đã xong.
Thứ hai là nói về sự giống nhau giữa tội và phước, giống nhau về tội: Đạo Nho thì điều chướng vượt quá năm hình, phạm thì phải bị năm khắc mà ân xá không gồm. Đạo Phật nêu bảy tội nghịch, giới luật có bảy lần ngăn mà chắc chắn đọa vào A-tỳ. Thứ ba là giống nhau về phước: Nho thì cờ treo báo ở trước cổng. Đạo Phật thì làm sáng rõ nhân của tịnh độ giới đức. Như trên là nói chung về đạo đã xong.
Thứ tư là Chỉ bày ruộng tốt:
Thí như người thế gian muốn được kho lẫm lương thực, năm thứ ngũ cốc đầy tràn, hàng năm không thiếu thì phải lấy hạt giống lúa mì tốt, cho trâu cày ruộng mà gieo trồng, không gieo trồng thì cạn hết.
Trong Phật pháp cũng giống như vậy, lấy tâm từ bi, tâm cung kính, tâm hiếu thuận làm hạt giống. Lấy cơm áo, tiền tài, thân mạng làm trâu cày, lấy nghèo bệnh, ba ngôi báu, cha mẹ làm ruộng đất. Có đệ tử Phật muốn được trong tạng thức trăm phước trang nghiêm đời đời không hết. Phải vận tâm từ bi, tâm cung kính, tâm hiếu thuận, đem cơm áo tiền của thân mạng, cung kính, nuôi nấng, cung cấp cho người bệnh nghèo, ba ngôi báu, cha mẹ, gọi là gieo trồng phước đức, không gieo phước thì nghèo cùng không có phước tuệ, đọa vào đường sinh tử nguy hiểm, nói trồng ruộng phước, gọi là ruộng phước. Như ruộng trồng lúa gọi là ruộng phước. Nhưng hạt giống có tươi mới, khô héo, ruộng có tốt, xấu, như tâm từ bi, cung kính, hiếu thuận có tha thiết, lơ là. Nghèo có cạn và sâu, bệnh có nhẹ nặng, Phật có chân hóa, hóa có trụ thế, nhập diệt, pháp có Tiểu thừa, Đại thừa.
Giáo có quyền giáo, thật giáo, tăng có giữ giới, phá giới. Cha mẹ có hiện đời, bảy đời. Mỗi trường hợp đầu phối hợp với ruộng tốt xấu, thấy rõ. Nay cúng hội Vu-lan đủ ba thứ ruộng tốt nên nói là thắng, nghĩa là ngày Phật vui mừng, cúng dường đại đức tịnh giới tự thứ, gọi là kính điền thắng. Báo ân cha mẹ là ân điền thắng. Cha mẹ đang trong cơn nguy nan, là bi điền thắng. Vì muốn chỉ bày bi điền thắng nên Phật nói kinh này.
II.- THUỘC VỀ TẠNG THỪA NÀO
Thứ hai là thuộc về tạng thừa nào. Tạng là ba tạng; thừa là năm thừa.
Ba tạng:
- Tu-đa-la KINH
- Tỳ-nại-da LUẬT
- A-tỳ-đạt-ma LUẬN
- Tu-đa-la: Hán dịch là Khế kinh. Khế là khế lý, khế cơ. Kinh: luận Phật Địa chép: Nghĩa là quán nhiếp, tức thông suốt nghĩa nên biết, nhiếp trì chúng sinh được hóa độ. Giáo này giải thích về định học trong ba học.
- Tỳ-nại-da: Hán dịch là điều phục, điều là điều luyện ba nghiệp, phục là chế phục lỗi lầm. Giáo này giải thích giới học.
- A-tỳ-đạt-ma: Hán dịch là đối pháp, pháp là bốn đế Niết-bàn, đối là đối hướng, đối quán. Năng đối là vô lậu. Giáo này giải thích tuệ học.
Nhưng kinh là hóa giáo, giáo hóa dắt dẫn. Luật là chế giáo, chế y cứ hành nghiệp. Luận thì giải thích ý kinh luật. Ở đây Vu-lan-bồn này y theo danh đề thì thuộc về hóa giáo, thuộc về kinh tạng. Y theo ý nghĩa ấy cũng thuộc về chế giáo, thuộc về luật tạng.
Năm thừa:
- Nhân thừa
- Thiên thừa
- Thanh văn thừa
- Duyên giác thừa
- Bồ-tát thừa
Gọi thừa là do nó có công năng vận chuyển. Năm là nói người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát. Năm hạng này năng lực có lớn nhỏ. Tải (là chở), có xa gần.
- Nhân thừa: Đó là quy y Phật pháp, tăng và thọ năm giới cấm. Vận chuyển chúng sinh vượt khỏi ba đường ác, sinh lên cõi người. Nó giống như chiếc thuyền nhỏ vượt qua khe nước giữa hai núi.
- Thiên thừa: Đó là mười điều lành thượng phẩm và bốn thiền tám định. Vận chuyển chúng sinh vượt qua bốn châu, đạt đến cõi trên như thuyền nhỏ vượt qua sông nhỏ.
- Thanh văn thừa: Đó là pháp môn Bốn đế.
- Duyên giác thừa: Đó là pháp môn mười hai nhân duyên, đều có công năng vận chuyển chúng sinh ra khỏi ba cõi. Đến Niết-bàn hữu dư y, Niết-bàn vô dư y, thành A-la-hán và Bích-chi-phật, giống như thuyền lớn vượt qua sông lớn.
- Bồ-tát thừa: Đó là pháp môn bi trí Lục độ, vận chuyển chúng sinh vượt khỏi ba cõi cảnh giới ba thừa, đến bờ kia đại Niết-bàn Vô thượng Bồ-đề, như ngồi thuyền lớn qua biển.
Nay kinh Vu-lan-bồn này thuộc về nhân thiên thừa, nằm trong tạng Tiểu thừa.
III.- XÁC ĐỊNH TÔNG CHỈ
Kinh này lấy hiếu thuận thiết cúng, nhổ gốc khổ, báo ân làm tông. Ở đây chia ra hai môn.
- Giải thích hành tướng.
- Phối hợp số câu.
Đầu tiên là nói Mục-liên, vốn vì hiếu thuận thành kính muốn báo ân đức, năng lực chưa đủ cho nên trước xuất gia. Cho nên vừa chứng được sáu thần thông, liền quán khắp ba cõi thấy mẹ mình bị đọa vào loài quỷ đói, tuy thọ hưởng cơm thơm nhưng liền thành lửa dữ, buồn khóc cầu xin đức Phật, Phật dạy sắm sửa cúng dường Vu-lan-bồn, cứu vớt thân ra khỏi đường tối tăm, thoát khỏi một kiếp mong báo đáp ơn sinh thành nuôi nấng của cha mẹ nuôi con, xét kỹ ý chỉ kinh thì có đủ bốn nghĩa này.
Phối hợp số câu: có bốn lần bốn trường hợp.
Hai chữ hiếu thuận, tự có bốn trường hợp.
- Hiếu mà chẳng phải thuận, như dưỡng trong ba tánh…
- Thuận mà chẳng phải hiếu, như bệnh đòi thức ăn cấm liền cung cấp cho, muốn làm việc không nên làm mà không can ngăn…
- Vừa hiếu vừa thuận: Nghĩa là có ẩn không phạm, ba lần can ngăn mà thuận theo sắc, chỉ quán ba năm không đổi.
- Chẳng phải hiếu, chẳng phải thuận. Như hạng an táng cha trong nước.
Dùng tâm hiếu thuận thiết cúng, đối lại, lại có bốn trường hợp.
- Hiếu thuận mà chẳng thiết cúng, như Đổng ám vương tường…
- Thiết cúng mà chẳng phải hiếu thuận: vì mình cầu phước mà tu trai giới…
- Vừa hiếu thuận, vừa thiết cúng: tức là hội Vu-lan.
- Chẳng phải hiếu thuận, chẳng thiết cúng: Nghĩa là trái nghịch mà keo kiệt.
Vì hiếu thuận đối với nhổ gốc khổ, cũng có bốn trường hợp:
- Hiếu thuận chẳng phải nhổ gốc khổ. Nói Đổng Vĩnh…
- Nhổ gốc khổ, chẳng phải hiếu thuận: nói cứu nỗi khổ cho người khác.
- Vừa nhổ gốc khổ vừa hiếu thuận, tức là hội Vu-lan.
- Chẳng phải nhổ gốc khổ, chẳng phải hiếu thuận: Như người trái nghịch thấp hèn.
Vì hiếu thuận đối với báo ân, cũng có bốn trường hợp:
- Hiếu thuận chẳng phải báo ân, giữ gìn da tóc, không kiêu ngạo, chẳng phải pháp không nói.
- Báo ân chẳng phải hiếu thuận, giúp đỡ ăn uống, tu hành đền ơn thí chủ…
- Vừa báo ân vừa hiếu thuận như hội Vu-lan-bồn.
- Chẳng phải báo ân, chẳng phải hiếu thuận là người trái nghịch, phụ ân.
Nay tu pháp Vu-lan-bồn này, tròn bốn hạnh được công đức, đâu có gì so sánh được? Thực nhờ cảnh tốt đẹp, tâm rộng lớn, thấu suốt thần lý.
IV.- GIẢI THÍCH VĂN KINH
PHẬT THUYẾT
VU LAN BỒN KINH
Tây-Tấn, Tam-Tạng Pháp-Sư Trúc-Pháp-Hộ dịch
Trong chính giải văn kinh có hai:
Ban đầu giải thích đề mục; hai là giải thích văn bản.
- Trước giải thích đề mục: “Phật nói kinh Vu-lan-bồn”. Kinh này gồm có ba bản dịch.
(Võ Đế Đời Tấn, sát pháp sư dịch là kinh Vu-lan-bồn.
(Đời Tuệ Đế Pháp sư Pháp Cự dịch là kinh Quán Lạp, nên văn này nói: Đầy đủ trăm vị, năm thứ trái cây và các đồ dùng hương dầu đèn đuốc…)
Bản xưa ghi riêng, lại có một vị Sư dịch là kinh Báo Ân, y cứ theo hạnh thực hành mà đặt tên. Bản dịch ở đây sẽ giải thích chính là bản dịch đầu tiên. Tam tạng Nghĩa Tịnh nói: Ban ra nói từ miệng mình, tâm kia nhờ sự chỉ giáo hợp với căn cơ, nên gọi là Phật nói.
Vu-lan là tiếng Tây Vực, Hán dịch Đảo Huyền (treo ngược).
Bồn là âm Đông hạ, chính là đồ dùng để cứu giúp, hoặc tùy theo phong tục của địa phương nên nói cứu đảo huyền bồn (cứu khổ treo ngược). Đây là do hồn mẹ Tôn giả chìm trong đường tối tăm, vừa đói vừa khát mạng như treo ngược, cho dù oai linh của đệ tử bậc Thánh cũng không thể cứu giúp sự đau khổ. Phật dạy trong bồn đặt trăm thức ăn để hiến cúng ba ngôi báu, nhờ ân đức của đại chúng mà cứu nỗi khổ gấp treo ngược, tức lấy nghĩa này mà đặt tên kinh.
Kinh gọi đúng là tuyến, nghĩa là Khế kinh, tuyến là sợi chỉ để xỏ hoa, sợi dọc để giữ sợi ngang, tức nghĩa sở thuyên như sợi ngang, ví như hoa. Văn năng thuyên để giữ gìn sự xâu suốt, nay thuận theo kinh sách của Trung Quốc thì dùng đề mục gọi là kinh, mượn nghĩa giúp tên, vẫn thêm chữ khế, ở đây giải thích phù hợp với luận Phật địa. Nghĩa là xuyên suốt trong hai nghĩa. Nghĩa là kết thành tràng trong năm nghĩa của luận Tạp Tâm.
- Giải thích bản văn:
Phần giải thích bản văn chia làm ba:
- Phần tự.
- Phần Chánh tông.
- Phần Lưu thông.
PHẦN TỰ
Văn như thị: nhứt thời Phật tại Xá-Vệ quốc, Kỳ-thọ Cấp-Cô-Ðộc viên.
Ðại Mục-Kiền-Liên, thỉ đắc lục thông, dục độ phụ-mẫu, báo nhũ bộ chi ân.
Tức dĩ đạo-nhãn quán thị thế-gian, kiến kỳ vong-mẫu sanh ngạ-quỉ trung, bất kiến ẩm thực, bì cốt liên lập.
Mục-Liên bi ai, tức dĩ bát thạnh phạn, vãng hướng kỳ-mẫu.
Mẫu đắc bát phạn, tiện dĩ tả thủ chướng bát, hữu thủ suy tự.
Tự vị nhập khẩu, hóa thành hỏa thán, toại bất đắc thực.
Tôi nghe như vầy: Một lúc nọ, đức Phật ở trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc tại nước Xá Vệ.
Ông Đại Mục Kiền Liên vừa mới chứng được sáu pháp thần thông ông muốn cứu độ cha mẹ của ông để đền đáp công ơn bú mớm.
Ông liền dùng đạo nhãn xem khắp trong thế gian, thấy bà vong mẫu của ông sanh vào trong loài ngạ quỷ chẳng được uống ăn, thân thể ốm gầy da bọc lấy xương.
Thấy thế, ông Mục Liên chẳng xiết xót thương, liền lấy bình bát đựng cơm đem dâng cho mẹ ông.
Mẹ ông tiếp được bình bát cơm, bèn dùng tay trái che bát, tay mặt bốc cơm.
Cơm của bà bốc chưa vào đến miệng đã hóa thành than lửa, bà ăn không đặng.
TA TỪNG NGHE LỜI TẠC NHƯ VẦY :
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ
Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung,
Mục-liên mới đặng lục-thông,
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả,
Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,
Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
Bèn dùng ĐẠO NHÃN dưới trên kiếm tầm.
Thấy vong-mẫu sanh làm ngạ-quỷ,
Không uống ăn tiều-tụy hình-hài.
Mục-liên thấy vậy bi-ai,
Biết mẹ đói khát ai-hoài tình thâm.
Lo phẩm-vật đem dâng từ-mẫu,
Ðặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu.
Thấy cơm mẹ rất lo âu,
Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn.
Lòng bỏn-xẻn tiền-căn chưa dứt,
Sợ chúng ma cướp dựt của bà.
Cơm đưa chưa tới miệng đà,
Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu.
SỚ GIẢI :
Vì sự phân chia ba phần nên sự phân chia của ngài Di Thiên phù hợp với Tây Vực, xưa nay cùng đều. Trong phần tựa ở đầu các kinh phần thường có hai lời tựa.
1. Tựa chứng tín:
Nói ta nghe Đức Phật nói pháp như vậy, khi nói, chỗ nói rõ ràng, đại chúng cùng nghe chẳng lầm, để làm chứng cứ khiến người khác nghe thọ. Kinh không có y cứ, không có chứng tín thì không truyền, do vậy ở đầu kinh phải có chứng tín, cho nên luận Trí Độ chép: Khi nói mới khiến cho người sinh tín.
2. Tựa phát khởi:
Là cách phát minh làm kính tin chánh tông. Như các loại lọng báu trong kinh Tịnh Danh và ánh sáng từ sợi lông trắng của kinh Pháp Hoa. Song chứng tín cũng gọi là tựa chung, các kinh đều giống nhau. Cũng gọi là bài tựa sau kinh. Khi Phật nói pháp thì chưa có. Phát khởi cũng gọi là tựa riêng, các kinh đều khác nhau, cũng gọi là bài tựa trước kinh, Phật trước tự phát khởi, mới nói phần chánh tông.
– Trước là tựa chứng tín:
Nghe như vầy, một thuở nọ, Đức Phật ngự trong vườn cây Cấp cô Độc, rừng cây Thái tử kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ, khi Phật sắp nhập Niết-bàn, A-nan thưa hỏi bốn việc, Đức Phật dạy nên để câu này, bốn việc đã hỏi, Đức Phật sẽ đáp từng câu một:
– Nương vào bốn niệm xứ.
– Lấy giới làm thầy.
– Mặc tẩn Tỳ-kheo có tánh xấu.
– Tôi nghe như vầy
Ở đầu tất cả các kinh đều ghi: “Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật ngự tại chỗ nào đó và chúng bao nhiêu người…” các kinh phần nhiều có đủ sáu thứ thành tựu. Văn hoặc thiếu hoặc lược nhưng nghĩa phải đủ. Sáu thứ thành tựu gồm:
Tín thành tựu.
Văn thành tựu.
Thời thành tựu.
Chủ thành tựu.
Xứ thành tựu.
Chúng thành tựu.
Sáu duyên này không đủ thì giáo pháp không hưng thịnh. Phải đầy đủ sáu thứ này, cho nên nói thành tựu. Kinh này thiếu phần nêu chúng. Lại văn thành tựu ở đầu khác với kinh khác, đều là do ý của người dịch, hoặc nói pháp này ta nghe Phật nói, hoặc nói ta ở bên Phật nghe pháp như vậy, đều là từ ngữ chỉ cho pháp. Lại không nói tôi (ngã): Ý nói bậc Thánh đều chứng lý vô ngã. Các kinh có: Tức là A-nan tự chỉ năm uẩn là giả, không giống như ngã của tình chấp, cũng không có lỗi. Nghe nghĩa là nhĩ căn phát thức, nghe tiếng ngoài kia. Kế nói như vầy là tín thành tựu. Tín là nói việc ấy như thế, bất tín là nói việc ấy không đúng như thế, cho nên Tăng Triệu nói là lời tín thuận. Một thuở nọ: Thầy trò hội họp nói nghe rốt ráo, gọi chung là Một thuở nọ, để phân biệt với lúc khác. Nghĩa là Như Lai nói kinh, bấy giờ có vô lượng, không thể nêu riêng. Một là ý nói rộng khắp nên chỉ nói Một.
Thời phần ở các nơi dài ngắn không nhất định, nên nói chung là Một thuở. Nhưng trong các kinh không chỉ định thời, mà phải chỉ định xứ, có khi giải thích dẫn đến khó khăn cho nên không dùng. Nay rõ ý kia, dùng xứ thì không ngoài mười sáu nước, tùy chỗ đến giáo hóa mà có số ấy, là dễ nêu lên chỉ bày. Thời thì có năm tháng, xuân thu, nóng lạnh, ngày đêm, dần, mão, chốc lát, thay đổi nhanh chóng, chứa nhóm vô số lượng, không thể nói hết, khó nêu lên để chỉ bày. Phật, tiếng Phạm là Phật-đà, Hán dịch là Giác, là người hiểu rõ tánh tướng của chân vọng. Giác có ba nghĩa:
– Tự giác ngã không: Để phân biệt với phàm phu.
– Giác tha pháp không: Để phân biệt với Nhị thừa.
– Giác mãn câu không hợp với bổn giác, gọi là rốt ráo giác, hoặc gọi Đại giác, Diệu giác, để phân biệt khác với Bồ-tát.
Tại Xá-vệ… là xứ thành tựu. Chân Đế ghi rằng: Trú xứ có hai:
– Cảnh giới xứ: Vì hóa sinh vào dòng của thế tục.
– Y chỉ xứ: Chỉ chung tất cả chúng xuất gia.
Ban đầu là Xá-vệ, sau đó là Kỳ viên. Luận Bà-sa chép: Nêu Xá vệ thì giúp người ở xa biết, nêu Kỳ viên thì giúp người ở gần biết. Xá vệ, Hán dịch là Văn vật, nghĩa là đầy đủ các vật quý báu, người học rộng giải thoát, xa nghe các nước. Kinh Kim cương do Nghĩa Tịnh Tam tạng dịch gọi đại thành. Kỳ viên… tức là cây của Thái tử Kỳ-đà cúng, vườn do Trưởng giả Cấp Cô Độc mua. Kỳ-đà, Hán dịch là Chiến thắng, là Thái tử con vua Ba-tư-nặc. Khi Thái tử sinh, vua đánh nhau với nước ngoài được chiến thắng, do đó mà đặt tên. Cấp Cô Độc là hiệu của vị quan ông vốn tên là Tu-đạt-đa, Hán dịch là Thiện Thí, nói Cấp Cô Độc, chính là Thiện Thí, lại thường thực hành bố thí nên gọi là Thiện Thí, người trong làng gọi ông bằng tên gọi đẹp đẽ Cấp Cô Độc. Nhưng vườn chính là do Tu-đạt mua, cây do Thái tử Kỳ-đà cúng, vườn chung cây riêng, trước hợp lại nêu vườn, nay vì lễ có tôn ti khác nhau, nêu cây trước vườn sau.
Tây quốc gọi tự (chùa) là Tăng-già-lam-ma, Hán dịch là chúng viên. Do Phật giáo truyền về phía Đông, ban đầu đến Trung Quốc, dừng lại chùa Hồng Lô, khách tăng nước ngoài từ từ đông hơn, phân tán ra ở nhiều chỗ ở khác, mà còn giữ hiệu cũ này thì đều gọi là Tự! Cấp Cô mua vườn và cây ấy: Kinh Niết-bàn chép: “Trưởng giả Tuđạt là người đi hỏi vợ cho con, đến thành Vương xá, nhân thấy Phật phát tâm, mời Phật đến Xá-vệ nói pháp, Đức Phật sai Xá-lợi-phất theo Cấp Cô trở về, trước chọn trụ xứ, chọn được vườn của Thái tử Kỳ-đà, Trưởng giả hỏi mua, Thái tử nói đùa: Đem vàng lót khắp mới bán.
Trưởng giả liền muốn giao vàng, Thái tử nói: Tôi nói chơi, liền nhờ người xử đoán việc này, người kia xử y theo lời nói trước đây, Trưởng giả chở vàng trải khắp, chỉ dư một góc, Thái tử thấy Trưởng giả không tiếc tài bảo, biết Phật là đấng tôn quý, liền cúng thí đất còn dư để lập tịnh xá, cúng thí cây trong vườn để làm bóng mát, hai người chung sức xây thành Tịnh xá, thỉnh Phật đến ở, nên gọi là Kỳ thọ… Thiếu chúng thành tựu vì văn sơ lược. Như kinh Vô Thường… nhưng có thời thì phải đủ đồ chúng, cuối kinh nói bốn chúng đệ tử vui mừng vâng làm.
– Sau Tựa phát khởi:
Phát khởi: Kinh này đã lấy hiếu thuận dứt khổ làm tông, nhờ duyên cứu mẹ mà làm phát khởi.
Văn chia làm sáu:
Mục-liên đã chứng đạo quả.
Biết ân muốn báo đáp.
Tìm kiếm khắp nơi.
Thấy được nơi mẹ ở.
Buồn lo khóc lóc đến cứu.
Thói quen xấu hiện tiền.
1. Mục-liên đã chứng đạo quả:
Đại Mục-kiền-liên mới chứng được sáu thần thông, người này tên là Đại Mục-kiền-liên, đời Đường dịch là Thái Thúc Thị, nước ấy thời thượng cổ có vị Tiên thường ăn rau đậu, Tôn giả thuộc dòng họ ấy. Tên Ni-câu-luật-đà, tức là tên cây. Cha mẹ Tôn giả nhờ cúng tế thần cây này mà sinh tôn giả, nên lấy tên cây đặt tên Tôn giả. Tôn giả là con của quan phụ tướng trong thành Vương xá, người đương thời rất quý dòng họ ấy cho nên gọi là “Thị”. Mới chứng được sáu thần thông: Mới tức là vừa, vừa được Thánh đạo liền cứu độ cha mẹ. Vốn vì mẹ mà tu đạo, đạo tuy không khác, nhưng bản nguyện mỗi người đều khác, cho nên các vị Thánh không hẳn đều như vậy. Sáu thần thông gồm:
- Thần cảnh thông, trí chứng được cảnh thần, cũng gọi như ý thông, thân như ý mình, muốn đến thì đến ngay.
- Thiên nhãn thông.
- Thiên nhĩ thông, thấy được, nghe được, hoặc gần hoặc xa, nội chướng ngoại chướng, sắc, thanh…
- Túc mạng thông: Biết được việc nhiều đời trước của mình và người.
- Tha tâm thông: Đối với tâm định, tâm tán, hữu lậu, vô lậu, tất cả đều biết.
-Lậu tận thông: Biết được trong thân lậu hết, sáu thứ đều không trệ ngại nên gọi chung là Thông.
2. Biết ân muốn báo đáp:
Muốn cứu độ cha mẹ, báo đáp ân bú mớm, độ là độ thoát, nhưng hai chữ báo ân chỉ là nêu chung hư vị. Độ thoát chính là sự báo ân ấy, bú là bú sữa mẹ, mớm là cho ăn. Nhưng cha mẹ có xa gần, ân có nhẹ nặng, báo có phần báo toàn báo. Xa thì bảy đời cho đến nhiều đời, gần thì ngay đời này. Bảy đời được Ngoại giáo tôn sùng, người do hình chất làm gốc, lưu truyền thể nối nhau, vì cha mẹ trở lên là bảy đời, chỉ tôn trọng cha.
Theo chỗ y cứ của Phật giáo, thì người lấy linh thức làm gốc. Hình chất bốn đại là chỗ nương của linh thức, đời đời kiếp kiếp đều có cha mẹ, sinh dưỡng thân này, về trước cho đến cha mẹ bảy đời là bảy đời vậy. Nhưng chỉ gởi gắm ở trong thai mẹ, từ khi sinh ra về sau bồng ẵm, ôm ấp phần nhiều cũng là mẹ, cho nên nghiêng nặng về mẹ, vì vậy trong kinh chỉ nói báo đáp ơn bú mớm. Cho đến nhiều đời thì trong đó chỉ lấy tất cả cha mẹ sinh thân từ khi quy y Phật về sau, sinh ra thân ta tu đạo, khi các Đức Phật thành đạo, cha mẹ nhiều đời đều gặp gỡ nhau, nghe pháp được lợi ích. Ân có nặng nhẹ: Đời này cha mẹ nặng nhất, còn lại là nhẹ dần.
Báo có phần báo, toàn báo một đời hầu hạ nuôi nấng là phần, độ thoát nhiều đời là toàn báo, cho nên kinh nói: “Vai trái cõng cha, vai phải mang mẹ, đi khắp mặt đất, cũng không thể báo đáp ân đó”. Cho nên biết sự báo đáp đời này là phần báo; dù cho đồng với Mạnh Tông, cùng loại với Đỗng Vĩnh cũng chỉ là phần báo. Nay kinh nói: Muốn độ cha mẹ là ý giúp cho đắc đạo, muốn nói về toàn. Nói chung, nếu không báo đáp thì là người mắc tội bất hiếu, huống chi thêm việc nghịch, lại bàn phiếm ân của tất cả mọi người, kinh Hoa Nghiêm chép: Người không biết ân phần nhiều bị chết ngang trái.
Kinh Quán Phật Tướng Hải chép: Có ân không báo đáp là nhân A-tỳ, các ân còn như vậy, huống chi là cha mẹ, ân cha mẹ không thể so sánh, cho nên có bài thơ nói:
“Ngọn gió vi vu lay động ngọn cỏ
Xót thương ân cha mẹ sinh ta”.
Cho đến không có cha để nương cậy, không có mẹ để dựa nhờ, ra thì ngậm đắng, vào thì chưa đến, mẹ sinh ta ra, cha nuôi dưỡng ta, vỗ về ta, muốn ta khôn lớn, dạy dỗ ta, chăm sóc ta, nuông chìu ta, muốn báo đáp ân đức như vói lên trời cao không cùng. Cho nên Tam Tạng nói: Cha mẹ nghĩa cao trời, đất ân sâu như biển lớn. Vì thế nhất quyết phải ghi nhớ vào lòng, đền đáp ân đức công lao khó nhọc. Kinh Phụ Mẫu Ân Trọng chép: Cha mẹ ôm ấp mỉm cười chưa nói tiếng đùa, khi đói phải ăn chẳng phải mẹ không nhai, khi khát phải uống chẳng phải mẹ không cho bú… Tính kể ân mẹ như vói lên trời cao không cùng. Than ôi! Mẹ hiền làm sao báo đáp… còn đi đến đông tây, xóm làng, không thường về nhà, lòng mẹ hốt hoảng lo lắng, vú sữa chảy ra, liền biết ở nhà con ta nhớ ta, liền trở về nhà.
Hỏi: Xét văn Kinh này đơn giản mộc mạc, lại khuyên răn siêng những người nghèo hèn là vì sao?
Đáp: Quân tử tự mình hiếu thuận cho nên khuyên tiểu nhân. Lại nữa, quân tử có cái nghèo của gáo tre, đâu đề phòng những việc lặt vặt! Lại nói những lời khó khăn gian khổ mới làm sáng tỏ được công lao nuôi dưỡng. Lại nói: Con trẻ xa thấy mẹ đến, hoặc ngồi trên xe nghiêng đầu hớn hở, hoặc là kéo áo chạy theo.
Than ôi! Người mẹ, mẹ vì con trẻ mà khom mình chịu thấp, lớn lên hai tay bốc cát đất, miệng thì khóc la, mẹ vạch áo đưa vú cho con bú. Mẹ thấy con thì vui, con thấy mẹ thì mừng, tình cảm mẹ con yêu thương rất nặng, chẳng gì hơn thế, đã sinh trưởng bạn bè theo nhau, chải đầu vuốt tóc muốn có áo đẹp che phủ thân con, áo xấu cũ rách cha mẹ tự mặc, vải lụa mới đẹp trước cho con mặc, cho đến đi lại việc quan, mau mau vội vàng, tâm nghĩ nam bắc ruổi theo con khắp nơi, trên đầu tóc rối. Con dần dần lớn khôn, thì đòi lấy vợ, sinh được con cái, đối với cha mẹ trở nên lơ là. Trong phòng cùng nhau nói chuyện vui vẻ, cha mẹ tuổi cao sức yếu, từ sáng đến tối không đến hỏi han, hoặc cha mẹ cô đơn ở riêng phòng trống, giống như người khách nương nhờ nhà người, thường không thương yêu, hoặc không áo mền lạnh lẽo cay đắng, gặp nguy nan quá lắm!
Tuổi già sắc thân suy yếu thêm nhiều rận rệp, khuya sớm không nằm thở dài than vắn, đời trước tội gì, đời nay con bất hiếu. Hoặc khi cha mẹ gọi, nó trợn mắt tức giận, không chịu vâng theo, vợ con trách mắng cúi đầu ngậm cười. Phạm thiên, Đế Thích, các trời, nhân dân, tất cả chúng hội, nghe kinh vui mừng phát tâm Bồ-đề. Gào khóc động địa, lệ rơi như mưa.
Lời bình rằng: Suy nghĩ kỹ việc kia thật thay lời nói đúng. Hoặc có mẹ mà không bằng đứa con này, không như người kia, trong trăm không có một. Vì chúng sinh vô minh từ vô thỉ mê chân chấp vọng, vì cội gốc điên đảo, nhánh nhóc mỗi mỗi đều như vậy. Họa thay! Phàm ngu, làm sao độ được!
3. Tìm kiếm khắp nơi:
Liền dùng đạo nhãn quán sát thế gian, là quán xét chỗ sinh là thiên nhãn thông, do chứng đạo mà được cho nên nói là đạo nhãn. Thế gian có hai: Nói ba cõi là khí thế gian, sáu đường là hữu tình thế gian, nhưng Tôn giả ngày mất mẹ còn là phàm phu, chẳng biết cha mẹ sinh về đường nào? Nay chứng quả Thánh có thể tìm cầu. Vì thiên nhãn quán thấy từ trên xuống dưới trong ba cõi, tìm mẹ trong sáu đường, được thần thông liền quán, cho nên nói là liền.
4. Được thấy hiện tại:
Thấy vong mẫu kia đọa vào loài quỷ đói, không được ăn uống, chỉ còn da bọc với xương, vốn quán thế gian đều tìm cha mẹ, cha sinh về chỗ vui không nhờ cúng thí, đã chẳng phải tông chỉ của kinh cho nên ở đây không nói. Mẹ sinh đường quỷ đã thuộc ba đường, lại ở quỷ đói, là nơi khổ nhất của quỷ, dứt trừ khổ ấy chỉ có Vu-lan-bồn, phát khởi ý nghĩa chánh tông là ở đó. Đọa vào loài quỷ đói là quả dị thục, do đáp lại dẫn nghiệp. Không được ăn uống là quả đẳng lưu. Đáp lại dẫn nghiệp, là quả của nghiệp tham ăn. Còn da bọc xương là quả tăng thượng, y theo chánh lý mà luận: Quỷ vốn ở dưới năm mươi do-tuần của châu này, mỗi bề cũng bằng như vậy. Có quỷ Diệm-ma-la, từ đây xoay vần đến khắp các phương khác, ở nhân gian một tháng thì cõi này là một ngày, nương vào sự chứa nhóm nhiều năm nhiều tháng này mà sống lâu năm trăm tuổi. Nhưng quỷ có ba loại:
Vô tài quỷ: vì không có phước đức nên không được ăn.
Thiểu tài quỷ: được chút ít thức ăn uống ngon.
Đa tài quỷ: được nhiều thức ăn uống ngon.
Ba thứ quỷ này mỗi thứ lại có ba:
- Quỷ miệng đuốc: Lửa thường cháy hừng hực từ trong miệng tuôn ra, do đời trước đốt cháy xóm làng, thiêu đốt người hiền lương. Vì việc cầu tài vật này mà đọa vào địa ngục. Từ địa ngục ra lại đọa vào loài quỷ này. Cho nên kinh Chánh Pháp Niệm chép: “Niếu người san tham, ganh ghét chiếm đoạt tài vật của người, phá thành quách của người, giết hại tịch thu, cướp bóc được tài vật, dâng lên vua quan, càng thêm hung bạo, đọa trong loài quỷ lửa cháy.
- Quỷ cổ nhỏ như lỗ kim: Bụng lớn như núi, cổ nhỏ như lỗ kim, do phá trai ăn đêm, trộm cắp thức ăn của chúng Tăng, cho nên kinh Trai Pháp Thanh Tịnh chép: Ngài Mục-liên đi giữa đường gặp mấy trăm muôn con quỷ, đầu lớn như ngọn núi to…
- Quỷ miệng thối: Trong miệng có mùi hôi thối, tự làm ác chịu khổ, vì thường ham danh lợi, tự cho mình phải, người khác quấy, khen ngợi người ác, chê bai người hiền thiện. Y theo ba loại này, thà nuốt hoàn sắt nóng chứ không ăn dùng của tín thí, quỷ của thiểu tài có ba thứ là:
– Quỷ lông kim: Lông nhọn như kim, khi đi liền tự chích, vì tham lợi, nên châm cứu đại và chích súc sinh, chỉ vì cầu tài chứ không mong cho người hết bệnh.
– Quỷ lông thối: Lông nhọn hôi thối, tự nhổ chịu khổ, vì buôn bán heo dê, chưng hầm ngỗng vịt, nước sôi nung nấu rã ra từng mảnh, đau khổ khó chịu nổi, tội địa ngục hết rồi lại đọa vào đường quỷ này.
– Quỷ bướu lớn: Cổ nhỏ bướu lớn, tự móc lấy mủ mà ăn, do ganh ghét với người thường, ôm lòng tức giận.
Quỷ Đa tài có ba loại là:
- Quỷ được độ vất bỏ: thường được thức ăn do cúng tế vứt bỏ, vì tội nhiều phước ít, ít cúng thí, nặng về san tham, đồ vật quăng bỏ, mới đem cho người.
- Quỷ được mất: Thường được thức ăn còn sót lại, trong hang cùng ngõ hẻm, đối với tài vật hiện tại thường sinh tham đắm, nghĩ sắp mất rồi mới xả.
- Quỷ Thế lực: Như quỷ Dạ-xoa, La-sát, Tỳ-xá-xà… được hưởng các sự giàu có, an vui giống như trời, người, hoặc nương rừng cây, hoặc ở trong hang núi, hoặc ở linh miếu, hoặc ở hư không, thân thẳng bay đi, thuộc về đường quỷ, các thứ biến hóa này là do nhân địa tội phước không rõ ràng, nhân khổ vui xen nhau. Trong Phó Pháp Tạng chép: Tỳ-kheo, Tăng-già-da-xá, đi bên bờ biển lớn thấy cung điện tuyệt đẹp, cung điện ấy có khóa hai con quỷ… Nay mẹ của tôn giả, chính là quỷ miệng lớn trong quỷ vô tài.
Lại có chỗ nói: Ngạ quỷ có ba loại:
– Chướng bên ngoài: Khi được gặp nước liền thấy một người cầm dao, gậy… làm chướng ngại.
– Chướng bên trong: Miệng có đuốc lửa, hoặc cổ nhỏ như lỗ kim.
– Vô chướng: Thấy sông là lửa dữ, hoặc ăn phẩn nhơ, hoặc tự cắt thịt thân mình mà ăn… nay mẹ của tôn giả đang bị chướng bên ngoài. Trên đây các quỷ đều do nhân hạnh của tự tâm vời lấy, quả báo chắc chắn có ứng nghiệm. Ví như bóng và tiếng vang do nơi thân và âm thanh, dù cho cha mẹ cho đến bà con cũng không thể thay thế nhau được. Vì thế những người hiểu biết nên mỗi người khích lệ tâm mình. Nếu gặp duyên tốt không nên bỏ qua. Một mai qua đời thì ai là người tu hành. Dù nương nhờ con cháu bảy phần chỉ được một, huống chi không có con hiếu thảo! Hối hận sao tìm được!
Vả lại phàm phu đời vẩn đục ít người có tâm nhân hiếu, chỉ lo vợ con, đâu nghĩ đến (u linh) linh hồn người chết. Người nghèo hèn bị ép ngặt vì đói lạnh. Người giàu sang bị mê loạn bởi tài sắc, dù cho có thể truy phước đức thì lại nhàm chán công khóa nhiều, hết sức hết lòng muôn người không có một, đường đời tận mắt trông thấy đâu không xét rõ! Cho nên kinh Ân Trọng chép: Vợ chồng hòa hợp cùng gây ra năm tội nghịch, lúc ấy kêu gọi mau mau đi nhanh. Lời của cha mẹ kêu mười trái hết chín, không vâng theo lời, mắng nhiếc tức giận sống còn như vậy, chết rồi có thể biết. Mình đã bất nhân thì con mình làm sao hiếu được! Cho nên xưa có người tiễn đưa ông nội lên rừng vắng, còn giữ xe trở về, đem chuyện xưa xét việc nay tuy đường đi dấu vết khác nhau mà lòng thì giống nhau.
5. Cảm động khóc đến cứu:
Mục-liên buồn rầu liền lấy bát đựng cơm đem đến dâng cho mẹ. Bi ai: công ơn sinh thành nuôi dưỡng nặng như trên đã nói, chết rồi chia biệt, cách đời bỗng nhiên gặp lại, dù muốn dung nhan như cũ cũng đáng khóc lóc buồn thương, huống chi thấy hình quỷ da bọc xương, trong miệng khói lửa, trong bụng trống rỗng, khổ như treo ngược mạng chỉ thở hổn hển, đâu không thể nghiền thân đấm ngực khóc lóc gào thét, hận tội nghịch chỉ biết an nhàn trước mắt, đau xót sự chịu khổ của mẹ mình. Kinh nêu ý chung chỉ nói buồn thương. Xét kỹ lúc bấy giờ sao nghi không như thế! Cho nên Tam Tạng khoa nói là suy động. Giải thích rằng: Cảm động thấu xương tủy, kêu gào động trời đất. Bưng bát cơm đến cho mẹ ăn: mẹ đã kéo dài hơi thở thường rơi vào khốn khổ đói khát, vừa đói lại vừa khát, đúng lý phải cứu giúp, cứu đây là gấp cơm ăn là trước, cho nên lấy bát đựng cơm đem đến dâng mẹ.
6. Thói xấu hiện còn:
Mẹ được bát cơm liền đưa tay trái che bát, tay phải bốc ăn, cơm chưa vào miệng hóa thành than lửa đỏ hồng nên không ăn được. Cảnh tùy tâm thay đổi, quả dựa vào nghiệp mà thành. Nhân đói khát chưa dứt thì duyên no đủ đâu có được! Quỷ là miệng đuốc, thức ăn gần miệng mà hừng hực, nước thành băng cứng, băng gần nước sôi mà cứng như vậy. Cho nên biết thần lực không cấm được nghiệp lực. Dứt đói khát quan trọng lại dứt san tham, cho nên sáu thần thông đến dâng cơm mà với lấy tai ương, trăm vị bày biện trong bồn mà chịu khổ. Lớn thay nghiệp chín muồi suy nghĩ được ư! Nay tay trái che bát tham sợ xâm chiếm các thứ khác, tay phải bốc cơm tham lam chỉ để mình ăn, tham lam dữ dội hiện hạnh như vậy. Cơm canh duyên kém làm sao mà cứu giúp! Cho nên hóa thành lửa không ăn được. Trên đây phần tựa đã xong.
PHẦN CHÁNH TÔNG
Mục-Liên đại khiếu, bi hiều thế khấp, trì huờn bạch Phật, cụ trần như thử.
Phật ngôn : “Nhữ mẫu tội-căn thâm kiết, phi nhữ nhứt nhơn lực sở nại hà !
Nhữ tuy hiếu-thuận, thinh động thiên-địa, Thiên-thần, Địa-kỳ, tà-ma, ngoại-đạo, đạo-sĩ, tứ Thiên-Vương Thần, diệc bất năng nại hà !
Ðương tu thập-phương chúng Tăng oai-thần chi lực, nãi đắc giải-thoát.
Ngô kim đương thuyết cứu-tế chi pháp, linh nhứt-thiết nạn, giai ly ưu khổ.
Phật cáo Mục-Liên : “Thập-phương chúng Tăng, thất nguyệt thập ngũ nhựt, Tăng Tự-tứ thời, đương vị thất thế phụ mẫu, cập hiện-tại phụ mẫu ách nạn trung giả, cụ phạn bá vị, ngũ quả, cấp quán bồn khí, hương du, đính chúc, sàng phu ngọa cụ, tận thế cam mỹ, dĩ trước bồn trung, cúng-dường thập-phương đại đức chúng Tăng.
Ðương thử chi nhựt, nhứt thiết Thánh-chúng, hoặc tại sơn gian thiền-định, hoặc đắc tứ đạo quả, hoặc tại thọ hạ kinh-hành, hoặc lục-thông tự-tại giáo-hóa Thanh-văn, Duyên-giác, hoặc thập-địa Bồ-tát đại-nhơn, quyền hiện Tỳ-kheo tại đại-chúng trung, giai đồng nhứt tâm thọ bát-hòa-la phạn, cụ thanh-tịnh giới Thánh-chúng chi đạo, kỳ đức uông dương.
Kỳ hữu cúng-dường thử đẳng Tự-tứ Tăng giả, hiện thế phụ-mẫu, lục-thân quyến-thuộc, đắc xuất tam-đồ chi khổ, ứng thời giải-thoát, y thực tự-nhiên.
Nhược phụ-mẫu hiện tại giả phước lạc bá niên.
Nhược thất thế phụ-mẫu sanh Thiên, tự tại hóa sanh nhập Thiên-hoa quang”.
Thời, Phật sắc thập phương chúng Tăng, giai tiên vị thí chủ mông chú nguyện, nguyện thất thế phụ-mẫu, hành thiền-định ý nhiên-hậu thọ thực.
Sở thọ thực thời, tiên an tại Phật tiền, tháp tự trung Phật tiền, chúng Tăng chú nguyện cánh, tiện tự thọ thực.
Thời, Mục-Liên Tỳ-kheo cập đại Bồ-tát chúng, giai đại hoan-hỉ: Mục-Liên bi đề khấp thinh thích nhiên trừ diệt.
Thời, Mục-Liên mẫu tức ư thị nhựt, đắc thoát nhứt kiếp ngạ-quỉ chi khổ.
Ông Mục Liên kêu to, buồn rầu khóc lóc, vội vã trở về bạch với đức Phật, thuật đủ những việc như thế.
Đức Phật dạy rằng: "Tội căn của mẹ ông gây kết sâu nặng, chẳng phải thần lực của một mình ông mà có thể làm cứu được.
Dầu rằng ông có lòng hiếu thuận, tiếng tăm vang động cả trời đất, mà những vị thiên thần, địa kỳ, tà ma, ngoại đạo, đạo sĩ và bốn vị Thiên vương thần cũng không thể làm thế nào cứu được.
Cần phải nhờ đến sức oai thần của chúng Tăng ở mười phương, mẹ ông mới có thể giải thoát.
Nay Ta sẽ nói phương pháp cứu tế, làm cho tất cả kẻ bị hoạn nạn như thế, đều được thoát khỏi những sự buồn khổ ".
Đức Phật bảo ông Mục Liên: "Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chúng Tăng ở mười phương, đến ngày ấy người làm con phải nên vì cha mẹ trong bảy đời đã qua và cha mẹ trong đời hiện tại đang bị khổ trong vòng ách nạn, mà sắm những giường trải nệm chiếu, những bồn chậu đựng nước rửa, hương dầu, đèn nến, năm thứ trái, cơm canh trăm thứ những đồ ăn ngon lành nhứt trên đời, đựng vào trong bồn cúng dường cho hàng Đại đức Tăng ở mười phương.
Đang trong ngày đó, tất cả Thánh chúng: hoặc những người tu thiền nhập định ở trong núi, hoặc những vị chứng được bốn đạo quả, hoặc những người đi kinh hành dưới cội cây hoặc những bực Thanh văn và Duyên giác đủ sáu pháp thần thông tự tại giáo hóa, hoặc là hàng Thập địa Bồ tát Đại nhơn quyền hiện làm Tỳ kheo… đồng hội về ở trong Đại chúng đều đồng nhứt tâm lãnh thọ bát cơm, đạo đức của hàng Thánh chúng hoàn toàn giới hạnh thanh tịnh đó rất là rộng lớn.
Có người nào cúng dường cho hàng chúng Tăng Tự Tứ dường ấy, thì cha mẹ cùng lục thân quyến thuộc trong đời hiện tại của người đó được ra khỏi chốn khổ tam đồ, liền giải thoát hưởng thọ những đồ mặc, món ăn tự nhiên.
Như cha mẹ hiện đang còn sống, thời sống lâu trăm tuổi hưởng phước an vui. Còn cha mẹ trong bảy đời đã qua, đề được sanh lên cõi trời, hóa sanh tự tại vào trong cõi trời sáng đẹp".
Bấy giờ, đức Phật truyền chúng Tăng ở mười phương, trước phải vì người thí chủ mong chờ chú nguyện, cầu cho cha mẹ bảy đời, mà chuyên ý thiền định rồi sau mới thọ thực.
Lúc ban đầu thọ thực, trước hết để món ăn nơi trước đức Phật, hay để trước tượng Phật trong chùa tháp, chúng Tăng đồng chú nguyện xong, rồi mới tự thọ thực.
Lúc đó, ông Mục Liên Tỳ kheo và hàng đại Bồ tát đều rất vui mừng, tiếng buồn rầu khóc lóc của ông Mục Liên liền nín lặng.
Chính trong ngày đó, bà mẹ của ông Mục Liên được thoát khỏi một kiếp chịu khổ trong loài ngạ quỷ.
Thấy như vậy âu-sầu thê-thảm,
Mục-kiền-liên bi-cảm xót thương,
Mau mau về đến giảng-đường,
Bạch cùng sư-phụ tìm phương giải nàn.
Phật mới bảo rõ ràng căn-cội,
Rằng mẹ ông gốc tội rất sâu.
Dầu ông thần-lực nhiệm-mầu,
Một mình không thể ai cầu được đâu.
Lòng hiếu-thảo của ông dầu lớn,
Tiếng vang đồn thấu đến cửu-thiên
Cùng là các bực Thần-kỳ
Tà, ma, ngoại-đạo, bốn vì Thiên-vương
Cộng ba cõi sáu phương TỤ TẬP,
Cũng không phương cứu-tế mẹ ngươi.
Muốn cho cứu đặng mạng người,
Phải nhờ thần-lực của mười phương Tăng.
Pháp cứu-tế ta toan giải nói
Cho mọi người thoát khỏi ách-nàn
Bèn kêu Mục-thị đến gần,
Truyền cho diệu-pháp ân-cần thiết thi
Rằm tháng bảy là ngày Tự-tứ
Mười phương Tăng đều dự lễ này
Phải toan sắm sửa chớ chầy
Thức ăn TRĂM VỊ trái cây NĂM MÀU
Lại phải sắm giường nằm nệm lót
Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang, dầu,
Món ăn tinh-sạch báu mầu
Ðựng trong bình-bát vọng-cầu kính dâng
Chư Ðại-đức mười phương thọ-thực
Trong bảy đời sẽ đặng siêu th
Lại thêm cha mẹ hiện-tiền
Ðặng nhờ phước-lực tiêu-khiên ách-nàn.
Vì ngày ấy Thánh-tăng đều đủ
Dầu ở đâu cũng TỤ HỘI về.
Như người Thiền-định sơn-khê
Tránh điều phiền-não chăm về thiền-na
Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả
Công tu-hành nguyện thỏa vô-sanh
Hoặc người thọ hạ kinh-hành
Chẳng ham quyền-quý ẩn-danh lâm-tòng
Hoặc người đặng lục-thông tấn-phát
Và những hàng Duyên-giác, Thanh-văn
Hoặc chư Bồ-tát mười phương
Hiện hình làm sãi ở gần chúng-sanh
Ðều trì giới rất thanh, rất tịnh
Ðạo-đức dày, chánh-định chơn-tâm
Tất cả các bực Thánh, Phàm
Ðồng lòng thọ-lãnh bát cơm lục-hòa
Người nào có sắm ra vật-thực
Ðặng cúng-dường Tự-tứ Tăng thời
Hiện-tiền phụ-mẫu của người
Bà con quyến-thuộc thảy đều nhờ ơn
Tam-đồ khổ chắc rằng ra khỏi
Cảnh thanh-nhàn hưởng-thọ tự-nhiên.
Như còn cha mẹ hiện-tiền
Nhờ đó cũng đặng bá niên thọ-trường
Như cha mẹ bảy đời quá-vãng
Sẽ hóa-sanh về cõi thiên-cung
Người thời tuấn-tú hình-dung
Hào-quang chiếu sáng khắp cùng châu-thân
Phật dạy bảo mười phương Tăng-chúng
Phải tuân theo thể-thức sau này:
Trước khi thọ thực đàn chay
Phải cầu chú-nguyện cho người tín-gia.
Cầu thất-thế mẹ cha thí-chủ
Ðịnh tâm-thần quán đủ đừng quên
Cho xong ý-định hành-thiền
Mới dùng phẩm-vật đàn-tiền hiến-dưng.
Khi thọ-dụng nên an vật-thực
Trước PHẬT TIỀN hoặc tự THÁP TRUNG:
Chư Tăng chú nguyện viên dung
Sau rồi tự-tiện thọ dùng bữa trưa
Pháp cứu-tế Phật vừa nói dứt
Mục-liên cùng Bồ-tát chư Tăng
Ðồng nhau tỏ dạ vui mừng
Mục-liên cũng hết khóc thương rầu buồn
Mục-liên mẫu cũng trong ngày ấy
Kiếp khổ về ngạ-quỷ được tan
SỚ GIẢI :
Văn phần chánh tông chia làm hai:
– Mục-liên buồn rầu trình bày khổ nguy.
– Như Lai rộng bày lý do.
Mục-liên buồn rầu trình bày nguy khổ:
Mục-liên kêu gào buồn rầu than khóc trở về bạch Phật, kể lại đầy đủ như vậy. Con vội vàng bày tỏ với cha, thần vội vàng tỏ ý với vua, năng lực mình không thể, lý phải tìm đến Đức Phật, đệ tử siêng quán bốn đế, đã chứng ba minh, ngược lại có thể che núi sông, xoay chuyển mặt trời, mặt trăng, đâu lường trước mẹ chịu cực khổ! Mạng như treo ngược, con hiếu hết sức chí thành, dùng hết thần biến mà cuối cùng vẫn không thể dứt trừ ác báo, tạm cứu bụng đói. Cho nên kêu gào than khóc vội vàng trở về, trình thưa đầy đủ, đau xót thành khẩn.
Như Lai nói rộng bày lý do, có tám:
Như Lai rộng bày lý do. Lại nương vào ba tạng, đại khái chia làm tám đoạn:
- Nói về tội lỗi của người mẹ rất nặng.
- Nói đức con kém.
- Quở trách tà đạo không có năng lực.
- Nói lên có khả năng.
- Hứa khả cứu vớt.
- Chỉ bày chánh pháp.
- Con hiếu lĩnh ngộ.
- Mẹ được lợi ích.
1. Nói tội lỗi người mẹ rất nặng:
Phật dạy, mẹ ông gốc tội sâu dày. Trong kinh nói: Thời Đức Phật Định Quang, Mục-liên tên La-bặc (Bốc) mẹ tên Thanh-đề lúc La-bặc sắp đi dặn dò mẹ rằng: Nếu có khách đến mẹ nên chuẩn bị đãi cơm đầy đủ. Khi La-bốc đi rồi, khách đến thì người mẹ không cung cấp, mà nói dối là có cúng dường thức ăn. Con trở về hỏi: Hôm qua khách đến sao mẹ không làm đầy đủ, mẹ nói: Con không thấy bữa tiệc đó ư! Từ đó về sau trong năm trăm đời san tham nối nhau, cho nên nói rằng tội nặng sâu dày. Tội là nghiệp của thân, miệng, căn là lòng san tham, nhiều đời nối tiếp nhau là sâu. Liền với nhau vững chắc khó mở ra gọi là kết. Từ san tham khởi lên đều là tội nghiệp. Chẳng phải chỉ vào thời ấy một lần nói dối. San tham là gốc khổ, việc làm là nghiệp khổ, quỷ đói là quả khổ, là ba đường. Nếu y theo mười giới trọng, thì san cũng là nghiệp, chỉ có tham là gốc, dấy lên tội nghiệp.
Hỏi: Trong năm trăm đời san tham nên làm người làm quỷ phải không.
Đáp: Người quỷ xen nhau, tạo chịu giúp nhau hoặc chỉ cho thân người không gọi là ác báo, hoặc chỉ có thân quỷ không nên tạo nghiệp, hoặc chỉ là súc sinh đối với lý không ngại. Nhưng thói san tham không dứt nên gọi là nối nhau.
Hỏi: Mục-liên từ thời Phật Định Quang đến nay, mẹ sinh ra không phải một, vì sao chỉ cứu Thanh-đề kia!
Đáp: Thanh-đề và Mục-liên có nhân duyên sâu sắc, đời nay lại là mẹ của Mục-liên, chỉ cứu mẹ đã sinh ra thân đời này chẳng phải cứu Thanh-đề đời xa xưa hay sao? Các luận nói đều là chưa đạt.
2. Nói con đức kém:
Chẳng phải một mình năng lực của ông mà làm gì được, mẹ ông tâm san tham, tham với tất cả, thời gian trải qua nhiều đời, sự việc trải qua nhiều người, một mình ông làm sao cứu vớt được!
3. Quở trách tà đạo không có năng lực:
Ông tuy hiếu thuận nói tiếng khắp cả trời đất, thiên thần, địa kỳ, ngoại đạo, tà ma, đạo sĩ, bốn Thiên vương thần, cũng không thể làm thế nào được. Tam Tạng nói: Cho dù ông cảm đến thiên linh ở cõi trên, động đến địa kỳ ở phương dưới, dù nhiếp tà ma hoạnh la ngoại đạo, chung cả sáu hợp làm cùng một nhà, gom chung tám bộ làm thành chúng. Nhập lại thần lực kia cũng không làm thế nào được! Đạo sĩ ngoại đạo là đạo sĩ của ngoại đạo. Phân biệt với đạo sĩ của nội đạo. Phật giáo lúc đầu truyền đến Trung quốc, gọi tăng là đạo sĩ. Bốn Thiên vương là Tỳ-sa môn… giữ gìn thế giới.
4. Nói lên có khả năng:
Phải nhờ đức oai thần của chúng tăng trong mười phương mới được giải thoát. Tam tạng nói: một sợi tơ không thể tạo tượng, phải nhờ nhiều sợi tơ. Một người không thể trừ nghiệp, phải nhờ nhiều đức. Nay nói rõ văn kinh trước sau, do tà chánh, một nhiều đối nhau mới có bốn trường hợp:
- Chánh nhưng không nhiều, đây không thể cứu được. Trước một mình ông chẳng làm thế nào được.
- Nhiều nhưng chẳng chánh cũng không thể cứu được, tức là trước thần kỳ, tà ma ngoại đạo….ở trước.
- Vừa nhiều vừa chánh: Thì mới cứu được, tức là mười phương tăng.
- Không nhiều không chánh, rõ ràng không thể, cho nên không có trong văn kinh.
5. Hứa khả cứu vớt:
Nay Ta sẽ nói pháp cứu giúp, khiến tất cả các tai nạn đều không còn lo lắng buồn khổ. Nay sẽ nói: chính là lời đồng ý. Pháp cứu giúp: Là việc hứa khả. Khiến cho tất cả… là cái nỏ ngàn cân, không riêng là chuột chù phát cơ, tôn quý của ba cõi, đâu chỉ giúp cho mẹ ông lìa khổ?
6. Chỉ bày chánh pháp:
Trong chỉ bày chánh pháp chia làm hai:
- Trước dạy pháp hiến cúng của người con hiếu.
- Sau dạy nghi thọ cúng của chúng tăng.
Trong phần đầu lại có năm:
- Chọn lúc tốt.
- Phát tâm cao siêu.
- Bày cúng dường đúng pháp.
- Khen ngợi ruộng tốt.
- Được lợi ích tốt đẹp.
Nghĩa là ngày tự tứ là lúc tốt. Như mặt trăng mùa xuân, tâm hiếu là ý tốt. Như hạt giống tốt mới, trăm món ăn năm thứ trái cây… là cúng dường đúng pháp. Như trâu cày giỏi lấy đó cúng dường. Như có thể cày cấy, hiền Thánh là ruộng tốt. Như đất phì nhiêu, cha mẹ bà con quyến thuộc còn và mất, cho đến bảy đời xa lìa khổ sinh lên cõi trời là lợi ích tốt đẹp. Như ngàn chái muôn hộc, mùa thu gạt hái, mùa đông cất giữ. Ý Văn kinh mạnh mẽ, đâu không phải như thế! Người trí thấy rõ, như chỉ tay trong lòng bàn tay.
Trước chỉ dạy pháp cúng dường của người con hiếu, có năm:
Chọn lúc tốt:
Phật bảo Mục-liên ngày rằm tháng bảy là ngày chúng tăng trong mười phương tự tứ. Tiếng Phạm là Tăng-già, Hán dịch là Chúng hòa hợp, nghĩa là nếu chúng mà không hòa, như những người buôn bán, các quan lại và quân đội… đều không gọi là Tăng bảo. Nếu hòa mà không đủ chúng, như hai người cùng một lòng, cũng chẳng phải Tăng bảo. Chúng mà hòa hợp là nhân phước đức, mới gọi Tăng bảo. Hòa hợp ở đây có sáu thứ là thân hòa đồng sự, ngữ hòa đồng mặc, ý hòa đồng nhẫn, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân. Nhà Nho nói tiểu nhân quân tử, hoặc là hòa hoặc là đồng. Nay Tỳ-kheo Thích tử vừa hòa vừa đồng. Nay nói mười phương: Pháp không hạn cuộc đâu ngăn cách thân sơ. Chúng Tăng: Tiếng Phạm đời Đường chú trọng nêu lên sự khiêm tốn của người dịch.
Ngày rằm tháng bảy: an cư ba tháng hạ xong thì tự tứ, tự tứ có ba ngày: đó là ngày mười bốn, mười lăm, mười sáu, ở đây nêu lên ngày ở giữa. Đây thừa chữ tăng, bỏ đi thì câu lại thiếu, cũng là chỗ sai của người dịch. Vì sao không nói khi cùng tự tứ! Tự tứ là lỗi của mình tha hồ được người khác nêu ra, nghĩa là một hạ an cư, chín tuần gia hạnh, không chứng bốn quả thì cũng được bốn thiền, Đức Phật lập ra giáo môn bổn ý như thế, chúng Tăng thời chánh, tượng mạt pháp đều như vậy. Tuy sau năm trăm năm, cũng có vị giữ giới tu phước.
Nhưng muốn thoát khỏi biển khổ thì phải cẩn thận giữ gìn phao nổi, vẫn còn sợ hạn cuộc vào bến mê, phải nhờ sự quán xét được mất ở bên ngoài. Dù không dứt hoặc chứng quả nhưng vẫn hy vọng tội diệt phước sinh, vén y bày vai phải ở trong chúng bạch đại đức trưởng lão, hoặc thấy lỗi của tôi, hoặc nghe tội của tôi, hoặc nghi tôi có phạm, xin tha hồ nêu lên, thương xót nói cho con, con sẽ sám hối, như thế thì thân tâm thanh tịnh, giống như lưu li, huống chi thiền định giải thoát đều được, cúng dường người này thì lực dụng có thể biết là dường nào, đâu không thể cứu được người còn kẻ mất, giúp đỡ hiện tại?
Cho nên Tam tạng nói: Ngày thọ tuế (nhận tuổi hạ) của Tỳ-kheo là lúc đại chúng tự tứ, chúng Tăng phần nhiều chứng được một trong bốn quả, cho nên có khả năng cứu độ trong bảy đời.
Phát ý cao siêu:
Sẽ vì cha mẹ bảy đời và cha mẹ hiện tại đang trong cơn nguy khốn, sẽ vì là tâm năng cứu, cảnh sở cứu của bảy đời về sau. Y theo cảnh mà nói về tâm nên nói là thắng. Về bảy đời cha mẹ sở sinh không giống nho giáo chọn lấy tổ tông đời trước. Trong cơn nguy nan, là chung cho kẻ còn người mất, mất thì địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, còn thì đau ốm giam cầm, đều gọi nguy nan. Cha mẹ bảy đời mặc dù đã xa, đều là người đã sinh ta tu đạo, đã nhờ nuôi dưỡng sao lại phụ công ơn sâu dày! Cho nên tam tạng nói: Trời đất che chở, đã không sợ mệt nhọc, âm phủ và dương gian chìm đắm trong biển khổ, lý hợp với đáp là không cùng.
Bày cúng dường đúng pháp:
Sắm sửa đồ cúng dường đúng pháp, cơm đủ (thức ăn) một trăm vị năm thứ trái cây các thứ đồ dùng tắm gội dầu thơm, đèn đuốc, đồ nằm, ghế ngồi, tất cả đồ ngon ngọt để vào trong bồn cúng dường đại đức chúng tăng trong mười phương. Cơm đủ trăm vị là nêu chung, như người sắm bữa tiệc lớn mời khách đến chỉ nói ăn cơm, cho nên cơm là gồm chung trăm vị. Trăm là số nhiều chẳng phải nhất định một trăm.
Năm thứ quả là:
Quả có hạt như táo, hạnh, đào, mận…
Quả có da như dưa hấu, lê, táo…
Quả có vỏ cứng như hồ đào, thạch lựu..
Quả có vỏ cám như tô nhậm…
Quả có sừng như củ ấu, đậu…
Như trên đều dùng lưỡi để nếm vị. Vật để múc nước là những đồ dùng để tắm gội và ghế ngồi, đồ nằm, đều do thân cảm biết. Hương là mùi do mũi ngửi, dầu đèn đuốc… là vật đốt. Dùng mắt thấy được, cũng có thể là thoa dầu thơm vào thân, cũng thuộc về thân, Tây Vực như thế. Tất cả thứ ngon ngọt trên đời cũng thuộc về lưỡi. Từ trên đến đây trong năm thứ ham muốn chỉ thiếu âm thanh. Từ ngữ trên đời là rõ ràng ý thú kia, có hai thứ tận: là giàu sang thì sở hữu của suốt đời, có thì phải cầu, nghèo hèn thì hết sức làm cho bằng được và phải tìm kiếm, biết được vật không nhất định nhiều ít, chỉ làm hết lòng mình, cũng giống như kia thụ hưởng đối với việc chí thành làm sáng tỏ đạo đức. Để trong bồn là người dịch kinh lầm, làm sao ghế ngồi để trong bồn chẳng được!
Nên nói: để trong hội cúng Vu-lan. Hai câu cúng dường là nói về hạnh. Theo bổn ý của kinh thì chỉ đem vật thọ dụng được để cúng dường đại đức tăng, không cần vòng ngọc điêu khắc chạm trổ, lụa là quý giá… cho nên Tam Tạng nói: ông phải sắm đủ bốn việc, như vật đẹp tám thứ quý báu, trải qua mười phương mà vận dụng tư tưởng, lắng lòng mà cúng dường.
Khen ngợi ruộng tốt:
Vào ngày này tất cả Thánh chúng, hoặc đang thiền định trong núi, hoặc chứng được bốn đạo quả, hoặc đang kinh hành dưới gốc cây, hoặc chứng được sáu thông tự tại, chỉ dạy giáo hóa Thanh văn, Duyên giác, hoặc Bồ-tát Thập địa đại nhân quyền hiện Tỳ-kheo ở trong đại chúng đều cùng nhau nhất tâm nhận cơm trong bát hòa-la, đầy đủ Thánh chúng giới đức thanh tịnh. Hai câu đầu y theo lúc người khen ngợi mà nêu chung, hai câu cuối dùng oai nghi khen ngợi người mà tổng kết.
Chặng giữa người pháp có năm cặp đối nhau, nhưng văn không có thứ lớp nghĩa là xứ có trong núi, dưới cây chứng có cặp bốn quả, sáu thông, hạnh có cặp lợi mình, lợi người, học có cặp giới, định, người cặp có lớn, nhỏ, cũng gọi đối quyền, thật, lại nói chung không ngoài người pháp. Nói đối ba học, ba thừa, từ ban đầu cho đến bốn quả thiền định. Kế là từ hoặc ở dưới cho đến tự tại giáo hóa trí tuệ, đều giống như ba câu tịnh giới ở dưới.
Ba thừa: Tức là Thanh văn, Duyên giác, thập địa đại nhân, đều cùng nhất tâm là ý hòa hợp. Nghĩa là khi thọ cúng đều cùng đem hết tâm hổ thẹn, ân nặng, tâm từ bi cứu giúp báo ân. Người thì tuy địa vị có phàm Thánh, đức có tốt, kém, mà sự vận tâm thì một không khác, nên nói là đồng. Nhận cơm bát hòa-la: Cơm trong bát, tiếng Phạm nói Bát-đa-la, Hán dịch là Ứng lượng khí chữ hòa là sai. Thời nay chỉ gọi bát là nói lược. Đề kinh nói bồn, tức là bát. Khi dịch tùy theo phong tục, tựa đề nói là bồn, bồn và bát đều là đồ đựng. Tam Tạng giải thích đề dịch là “cứu khí”, câu này trong kinh nói tự tứ đại đức nhận cúng Vu lan-bồn.
Được lợi ích tốt đẹp:
Nếu có cúng dường chúng tăng tự tứ này cha mẹ bà con quyến thuộc đời này, được ra khỏi khổ ba đường (ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) ứng thời giải thoát, cơm áo tự nhiên. Hoặc cha mẹ hiện tại: Phước lạc trăm năm, hoặc cha mẹ bảy đời được sinh lên cõi trời, hóa sinh tự tại lên tầng trời Thiên Hoa Quang. Vừa xướng kinh này có hai ý nhỏ: một nửa đầu tiên: nhờ năng lực của bi nguyện mà xa lìa khổ, một nửa sau là nhờ năng lực của từ nguyện mà được vui, trong vui có sự khác nhau giữa người còn và mất.
Đầu tiên nói chúng Tăng tự tứ này là chỉ năm cặp trước đã nói. Cha mẹ hiện tại là chỉ cho cha mẹ sinh ra thân này, chẳng phải nói chưa mất gọi là đời nay, cho nên chỉ được lợi ích là ra khỏi ba đường. Cha mẹ hiện tại chưa mất trở xuống tự có văn nói phước lạc một trăm năm, không nên lại nêu tam tạng hiểu lầm, cho nên giải thích khác, rất chẳng phải ý văn. Sáu thân là cha, mẹ, anh, em, chồng, vợ, quyến thuộc, tất cả thân thích là kể cả trong ngoài. Giải thoát ra khỏi ba đường là nói chung xa lìa khổ. Cơm áo tự nhiên là vượt qua ba đường, sinh lên cõi trời, cõi người, cho nên thuộc văn cứu khổ, cũng có thể được vui thuộc đời sau. Hoặc cha mẹ trở xuống là nói còn mất được vui, lời văn rất dễ hiểu. Thiên Hoa Quang là ánh sáng nhiệm mầu trên trời, lược chỉ cho sự vui sướng.
Hai là chỉ dạy nghi thức chúng Tăng thọ cúng dường.
Đức Phật bảo chúng Tăng mười phương, trước tiên chú nguyện cho thí chủ, nguyện cha mẹ bảy đời, hành thiền định ý rồi, sau đó nhận thọ thực. Khi chưa thọ thực, trước để trước Phật trong chùa tháp, chúng Tăng chú nguyện xong thì tự mình thọ thực. Trong đây, nửa trước là thanh tịnh ba nghiệp, nửa sau là đầy đủ Tam bảo, trước chú nguyện là khẩu nghiệp, thiền định là ý nghiệp, thọ thực là thân nghiệp. Trong phần sau, trước sau mới ăn, luật pháp như thế, tức là chữ thọ cũng thuộc pháp. Tháp: là từ ngữ sai của quốc gia vùng biên giới, nói đúng phải là Tốt-đổ-ba, Hán dịch là Cao hiển xứ, trong đây ý chung cho điện tháp, tháp để xá-lợi, điện thờ tượng Phật.
7. Người con hiếu lãnh ngộ:
Lúc bấy giờ, Tỳ-kheo Mục-liên và chúng Đại Bồ-tát đều rất vui mừng, Mục-liên không còn buồn rầu khóc lóc, tịnh nghiệp đã thành thì chắc chắn lìa khổ. Xét nhân nghiệm quả như tiếng dội không sai, cho nên vui mà nín khóc. Như hình ngục ở đời dặn dò người có sức mạnh, tiền của đã được thì làm cho tâm vui.
8. Mẹ hiền được lợi ích:
Lúc bấy giờ, mẹ ngài Mục-liên, ngay trong ngày đó được thoát khổ quỷ đói trong một kiếp, Mục-liên nghe kinh chính là được sự chỉ dạy cúng dường Vu-lan, hợp với lúc khác, ở đây nói theo thứ lớp bèn là thoát quỷ đói, là người dịch kinh lược bỏ, ứng hợp với chánh tông chỗ cuối cùng nhà kết tập ghi rằng: Lúc bấy giờ, Mục-liên nghe như vậy, pháp này đã đến ngày rằm tháng bảy, sắm sửa đồ cúng dường Vu-lan, cúng dường chúng tăng tự tứ rồi, mẹ ngài Mục-liên ngay trong lúc ấy được thoát khổ quỷ đói trong một kiếp, cho nên văn nghĩa đều hiển rõ. Cho nên Tam tạng nói: Con hiếu đã dâng cúng vào buổi sáng này, người mẹ bèn dứt được ương lụy ngay ngày ấy. Rộng lớn thay năng lực của bậc Thánh, nhanh chóng như thế. Quỷ đói kia chịu khổ trải qua nhiều kiếp, đợi xem xét rồi sẽ trình bày.
PHẦN LƯU THÔNG
Mục-Liên phục bạch Phật ngôn : “Ðệ-tử sở sanh mẫu đắc mông Tam-Bảo công-đức chi lực, chúng Tăng oai-thần chi lực cố.
Nhược vị-lai thế, nhứt thiết Phật đệ-tử, diệc ưng phụng Vu-Lan-Bồn, cứu độ hiện-tại phụ mẫu nãi chí thất thế phụ mẫu, khả vi nhĩ phủ ?”.
Phật ngôn : Ðại thiện khoái vấn ! Ngã chánh dục thuyết nhữ kim phục vấn.
Thiện-nam tử ! Nhược Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Quốc-vương, Thái-tử, Đại-thần, Tể-tướng, Tam-công, bá quan, vạn dân, thứ nhơn hành từ-hiếu giả, giai ưng tiên vị sở sanh hiện-tại phụ mẫu, qúa-khứ thất thế phụ mẫu, ư thất nguyệt thập ngũ nhựt, Phật hoan-hỉ nhựt, Tăng Tự-tứ nhựt, dĩ bá vị phạn thực, an Vu-Lan-Bồn trung thí thập phương Tự-tứ Tăng.
Nguyện sử hiện tại phụ-mẫu thọ-mạng bá niên, vô bịnh, vô nhứt thiết khổ não chi hoạn, nãi chí thất thế phụ-mẫu ly ngạ quỉ khổ, sanh Nhơn Thiên trung, phước lạc vô-cực.
Thị Phật đệ-tử tu hiếu thuận giả, ưng niệm niệm trung thường ức phụ mẫu nãi chí thất thế phụ-mẫu, niên niên thất nguyệt thập ngũ nhựt, thường dĩ hiếu từ, ức sở sanh phụ mẫu, vị tác Vu-Lan-Bồn thí Phật cập Tăng, dĩ báo Phụ mẫu trưởng dưỡng từ ái chi ân.
Nhược nhứt-thiết Phật đệ-tử ưng đương phụng trì thị pháp.
Thời, Mục-Liên Tỳ-kheo, tứ bối đệ-tử hoan hỉ phụng hành.
PHẬT THUYẾT
VU LAN BỒN KINH
BÁO PHỤ MẪU ÂN CHÚ
NAM-MÔ MẬT LẬT ĐA ĐÁ BÀ DẠ TÁ HA.
(7 BIẾN)
VU LAN KINH TÁN
| THẦN THÔNG TÔN GIẢ, MÃN BÁT TRÌNH THÂN, THỰC TÀI NHẬP KHẨU HỎA VIÊM THÂN, HIỀU KHẤP MẠC NĂNG THÂN, THÁNH-GIÁO PHU TRẦN, HƯỞNG TIẾN TRƯỢNG TỪ-TÔN. |
|
NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN TÔN GIẢ
(3 XƯNG)
Ông Mục Liên lại bạch với đức Phật rằng: "Sanh mẫu của đệ tử nay do nhờ sức công đức của Tam Bảo và sức oai thần của chúng Tăng mà được khỏi khổ.
Còn về đời vị lai, tất cả đệ tử của Phật cũng phải phụng Bồn Vu Lan để cứu độ cha mẹ hiện tại nhẫn đến cha mẹ trong bảy đời đã qua, làm như thế được chăng?".
Đức Phật nói: "Ông hỏi rất hay! Chính là Ta vừa muốn nói, mà ông nay hỏi liền.
Nầy thiện nam tử! Những người tu hạnh hiếu từ hoặc là Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hoặc là quốc vương, thái tử, quan đại thần, tể tướng, tam công, trăm quan, muôn dân, kẻ thứ thấp hèn… đến ngày rằm tháng Bảy, ngày đức Phật hoan hỷ, ngày chúng Tăng Tự tứ, đều nên trước vì cha mẹ hiện tại và cha mẹ trong bảy đời đã qua, mà sắm cơm và đồ ăn trăm vị thơm ngon để vào Bồn Vu Lan cúng dường cho chúng Tăng Tự tứ ở mười phương.
Cầu nguyện cho cha mẹ được sống lâu trăm tuổi, không đau ốm, không tất cả hoạn nạn khổ não, nhẫn đến cầu nguyện cho cha mẹ trong bảy đời đã qua thoát khỏi chốn khổ ngạ quỷ, sanh vào trong loài người, hoặc cõi Trời hưởng phước vui vô cùng.
Là hàng đệ tử của Phật tu hạnh hiếu thuận, trong mỗi niệm phải thường nhớ tưởng cha mẹ hiện tại, nhẫn đến cha mẹ trong bảy đời. Mỗi năm đến ngày Rằm tháng Bảy, do lòng hiếu thuận thường nhớ tưởng đến cha mẹ đã sanh mình, vì cha mẹ sắm Bồn Vu Lan cúng dường đức Phật và chúng Tăng, để đền đáp công ơn từ ái nuôi nấng của cha mẹ.
Nếu làm đệ tử của đức Phật, tất cả phải nên phụng trì phương pháp báo hiếu nầy".
Bấy giờ, ông Đại Mục Kiền Liên Tỳ kheo và bốn hàng đệ tử đều vui mừng tuân theo thực hành.
(KINH VU LAN BỒN- HT. THÍCH TRÍ TỊNH DỊCH ÂM NGHĨA )
Mục-liên bạch với Phật rằng:
"Mẹ con nhờ sức Thánh-Tăng khỏi nàn
Lại cũng nhờ oai thần Tam-bảo
Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra
Như sau đệ-tử xuất-gia
Vu-lan-bồn pháp dùng mà độ sanh
Ðộ cha mẹ còn đương tại thế
Hoặc bảy đời có thể đặng không ?"
Phật rằng: "Lời hỏi rất thông
Ta vừa muốn nói con dùng hỏi theo
Thiện-nam-tử, tỳ-kheo nam nữ
Cùng quốc-vương, thái-tử, đại-thần
Tam-công, tể-tướng, bá-quan
Cùng hàng lê-thứ vạn dân cõi trần
Như chí muốn đền ơn cha mẹ
Hiện-tại cùng thất-thế tình thâm
Ðến rằm tháng bảy mỗi năm
Sau khi kiết-hạ chư Tăng tựu về
Chính ngày ấy Phật-đà hoan-hỉ
Phải sắm sanh BÁ VỊ cơm canh
Ðựng trong bình-bát tinh-anh
Chờ giờ Tự-tứ chúng Tăng cúng-dường
Ðặng cầu-nguyện song-đường trường-thọ
Chẳng ốm đau, cũng chẳng khổ chi
Cùng cầu thất-thế đồng thì
Lìa nơi ngạ-quỷ sanh về nhơn, thiên
Ðặng hưởng phước nhân duyên vui đẹp
Lại xa lìa nạn khổ cực thân
Môn-sanh Phật-tử ân-cần
Hạnh tu hiếu-thuận phải cần phải chuyên
Thường cầu-nguyện thung-huyên an-hảo
Cùng bảy đời phụ-mẫu siêu-sanh
Ngày rằm tháng bảy mỗi năm
Vì lòng hiếu-thảo thâm-ân phải đền
Lễ cứu-tế chí-thành sắp đặt
Ngỏ cúng-dường chư Phật chư Tăng
Ấy là báo đáp thù ân
Sanh-thành dưỡng-dục song-thân buổi đầu
Ðệ-tử Phật lo âu gìn-giữ
Mới phải là Thích-tử Thiền-môn
Vừa nghe dứt pháp Lan-bồn
Môn-sanh tứ-chúng thảy đồng hỉ-hoan
Mục-liên với bốn ban Phật-tử
Nguyện một lòng tín-sự phụng-hành !
Phần lưu thông có ba:
- Bày thỉnh.
- Khen thỉnh.
- Đáp thỉnh.
Bày thỉnh: Mục-liên lại bạch Phật rằng mẹ con, nhờ công đức Tam bảo và năng lực oai thần của chúng tăng, nếu đời vị lai tất cả đệ tử Phật thực hành pháp Vu-lan-bồn để cứu độ cha mẹ, hiện tại cho đến cha mẹ bảy đời, làm như vậy được hay không? Khi nói lời này cũng là sau khi sắm sửa đồ cúng dường, chẳng phải việc trong một lúc, đến hang Tất-bát-la, mới bắt đầu tổng tập thành kinh. Mục-liên thương mẹ ngài và người khác, như Đĩnh Khảo Thúc can ngăn Trang công…
Khen thỉnh: Phật dạy: lành thay khéo hỏi, ta đang muốn nói, thì ông lại hỏi, câu đầu là nêu sự khen ngợi, lành thay khéo hỏi là hợp với lòng ngài, hai câu sau giải thích lý do, vì đang muốn nói liền gặp lời hỏi. Căn cơ cảm nhau, bí mật ứng nhau, cho nên nói khéo, bản ý của Phật là muốn nói đạo hiếu rất lớn, cứu khổ việc quan trọng, pháp Vu-lan cao quý, Đức Thế Tôn thấy duyên tốt căn cơ của đại chúng đã chín muồi có thể giáo hóa.
Đáp thỉnh: (đáp lại sự thỉnh mời): có năm.
1. Chỉ dạy khởi hạnh:
Này người thiện nam! Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, quốc vương, Thái tử, đại thần, tể tướng tam công, các quan, muôn dân, thứ nhân thực hành từ hiếu đều trước nên vì cha mẹ đời này, cha mẹ bảy đời quá khứ, ngày rằm háng bảy ngày là Phật vui mừng, ngày chúng Tăng tự tứ, để thức ăn trăm vị vào bồn Vu-lan để cúng dường chúng tăng tự tứ trong mười phương, tuy phẩm vật sang hèn ngăn cách đạo xuất gia tại gia khác nhau nhưng tự chẳng phải loài hóa sinh, loài thấp sinh, đều có cha có mẹ, loài chim anh võ còn biết nhớ ân, huống chi đạo luân thường của con người mà không cứu khổ! lợi hại của hiếu đã nói đầy đủ, đã biết đúng sai phải y theo chánh đạo, cho nên nói rằng nên trước vì người đã sinh ra ta. Theo quy định thì dạy phải làm, không làm thì trái với quy định. Vì thế cũng nên đối với chế giáo, tức là vì phán giáo trước cũng thuộc về luật tạng.
Nhưng Đức Phật không buồn vui, ngày này ngoài thị hiện vui vẻ là ứng với cơ duyên. Vì Đức Phật ra đời vốn chỉ vì khuyên người tu hành, thấy người làm ác thì buồn, thấy người tu thiện thì vui, nay các Tỳ-kheo chín tuần gia hạnh, ngày viên mãn lại càng chí thành, trong tam thiên đại thiên thế giới đều cùng như thế xưng với bản ý của Phật, tốt nhất là vui vẻ, ngày này sắm sửa cúng dường được phước rất lớn.
2. Chỉ dạy phát nguyện:
Nguyện cho cha mẹ hiện tại sống lâu trăm năm không bệnh tật, không có lo lắng tất cả khổ não, cho đến cha mẹ bảy đời lìa khổ ngạ quỷ, sinh lên cõi trời, phước lạc vô cùng, tu hành phải nhờ hạnh môn, điều đạt được phải từ tâm nguyện, nguyện là sự ưa muốn của tâm, muốn được người còn kẻ mất đều an ổn, người còn bảo đảm sinh mạng ở đời, thường không bị bệnh tật khổ não. Người mất thần thức sinh lên cõi trời, lìa hẳn đường tối tăm, hạnh nguyện giúp nhau, không có chỗ nào không được lợi ích.
3. Chỉ dạy thường làm:
Là đệ tử Phật tu hạnh hiếu thuận: Trong mỗi niệm thường (nhớ) nghĩ đến cha mẹ, cho đến cha mẹ bảy đời, mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, thường vì từ hiếu nghĩ đến cha mẹ đã sinh ra ta, thực hành Vu-lan bồn cúng Phật và chúng tăng, để báo đáp công ơn sinh thành nuôi dạy thương mến của cha mẹ, là đệ tử Phật tu hạnh hiếu thuận rõ ràng trái lại với người chẳng phải đệ tử Phật và bất hiếu, mặc ý không sắm đồ cúng dường Vu-lan. Mỗi niệm thường nhớ nghĩ là không trước sau. Nuôi lớn là việc, thương mến là tâm, cho nên trước khởi hạnh và phát tâm nguyện báo đáp công ơn cha mẹ. Ngoài ra văn rất dễ hiểu. Tam tạng nói: cha mẹ kết ái mỗi niệm không lìa tâm, con hiếu báo ân, hằng năm không dứt sự cúng dường.
4. Khuyên thọ trì:
Nếu tất cả các đệ tử Phật, phải vâng hành đúng pháp này. Luận Trí Độ chép: sức tin là thọ, sức niệm là trì, nay nói phụng tức là nghĩa của thọ, nên phải là cố gắng hai năng lực này.
5. Vui mừng mà vâng làm:
Lúc bấy giờ, Tỳ-kheo Mục-liên và bốn chúng đệ tử, vui mừng vâng làm. Bốn bối là Tăng, ni, cư sĩ nam, nữ, hoặc nói: người, trời, rồng, quỷ, nghi cả hai trường hợp này, nhưng hễ là sinh linh thì đều phải nương dựa, cho nên ân cha mẹ bằng với trời đất, đây tuy chí hiếu không được pháp môn ấy, nay được phương thuốc thần diệu, tin biết là linh nghiệm thì chắc chắn trừ được nguy hiểm khó khăn trong bảy đời, báo đáp công lao của cha mẹ, tự biết lòng mình có chỗ, vì thế vui mừng vâng làm theo. VU LAN KINH SỚ
Thiền sư Khuê Phong đời Đường, biết đạo hiếu phải dùng lời để chú kinh. Giải thích rộng hạnh chân hiếu của Đạo Phật, khiến người học phải báo đáp công ơn cha mẹ, không rơi vào sự hiểu biết khác, nhập vào thừa tối thượng của Phật, cho nên cao tăng nhiều đời, vào ngày tự tứ chỉ dạy người xuất gia tại gia, thiết hội Vu-lan làm bè nổi độ cha mẹ, thật là vâng theo lời sớ kinh đây, vui mừng cùng Từ Tự, Đông hiếu liêm kết thành hoằng pháp hội tập, các tể quan cư sĩ tiếp tục khắc in.
Trong đề mục ba trăm quyển, thích hợp lời sớ chưa khắc này, Lý Thái Bộc quyên tiền khắc bản. Tôi xem xét tạng nam bắc, câu văn không giống, nay y theo quyết định bản khắc của Đại sư Vân Thê, Đại sư chia khoa tiết mục ra phương pháp khác, nhưng Nam Bắc so sánh nhiều chỗ sai lầm nên không thể ghi chép, chỉ vài lời bạt giúp người xem xét chẳng những biết chỗ giống nhau và khác nhau của câu văn, mà còn nhờ ngón tay thấy được mặt trăng, được ý nghĩa báo ân đại hiếu của Phật, đó là sở nguyện.
Lời Bài bạt của Sa-môn Kế Khánh ở Tuyết Sơn thuộc Xích Thủy, Quý Châu.
Lược truyện về người soạn sớ.
Thiền Sư Khuê Phong Tông Mật ở núi Chung Nam, người huyện Tây Sung, thuộc Quả Châu, họ Hà, sinh vào niên hiệu Kiến Trung năm đầu đời Đường, tuổi nhỏ đã hiểu thông sách Nho, hai mươi tuổi đã nguyên cứu sách Phật. Niên hiệu Nguyên Hòa thứ hai Sư sắp đi thi thì tình cờ đến chỗ Hòa thượng Đạo Viên ở Toại Châu đang giảng pháp, vui vẻ khế hội, liền cầu khai mở, ngay năm đó thọ giới cụ túc, truyền khế tâm ấn. Lại tham học khắp những vị có tài năng, để mở rộng tri kiến, soạn sớ sao các kinh như kinh Viên Giác, kinh Hoa Nghiêm, kinh Niết-bàn, kinh Kim cương, luận Khởi Tín, luận Duy Thức, kinh Vu-lan, Pháp giới quán, hạnh nguyện… và sưu tập thiền ngôn của các tông. Soạn Thiền Nguyên Thuyên và trả lời thơ kệ nghị luận… tất cả hơn trăm quyển, lưu truyền ở đời.
Trong niên hiệu Thái Hòa, đời vua Văn Tông, vua ban chiếu vào cung ban cho y tím, vua thường hỏi pháp yếu, kẻ sĩ kính mến, tìm mời về núi, đến ngày mồng sáu tháng giêng niên hiệu Hội Xương năm đầu, Sư ngồi nhập diệt tại tháp viện Hưng Phước, bốn chúng buồn rầu khóc lóc đau đớn, phụng toàn thân Khuê Phong trà-tỳ, được mấy mươi hạt xá-lợi rất to và sáng, thờ trong hang đá sáu mươi hai tuổi đời, ba mươi bốn hạ lạp, vua Tuyên Tông truy ban thụy hiệu Định Tuệ Thiền sư, tháp tên Thanh Liên, Sư có soạn bài kệ:
Làm việc có nghĩa là tâm tỉnh ngộ
Làm việc vô nghĩa, là tâm cuồng loạn
Cuồng loạn theo tình niệm
Khi mất bị nghiệp dẫn
Tỉnh ngộ không theo tình
Khi mất chuyển được nghiệp.
CHUNG
Trời, A-Tu-La, Dạ-Xoa thảy
Ai đến nghe pháp phải hết lòng
Ủng-hộ Phật-Pháp cho thường còn
Mọi người siêng tu lời Phật dạy
Bao nhiêu thính-giả đến chỗ này
Hoặc ở cõi đất hoặc trên không
Nương theo chánh-pháp ngày đêm tu
Xót thương người đời luôn cứu-hộ
Cầu cho Thế-giới thường an-ổn
Pháp-trí vô-biên lợi quần-sanh
Tất cả tội-nghiệp đều tiêu trừ
Dứt hẳn quả khổ vào viên-tịch
Thường dùng giới-hương thoa vóc sáng
Luôn gìn định-phục mặc che thân
Hoa mầu trí-giác khắp trang-nghiêm
Khắp xứ, khắp nơi thường an-lạc.
MP3 Ngày Lễ Vu Lan - Thầy Thích Thanh Từ thuyết giảng
MP3 KINH VU LAN-TRƯỞNG LÃO GIÁC KIM TỤNG
tangthuphathoc.net-Phật Thuyết Vu Lan Bồ Kinh Sớ
📖T39n1792 佛Phật 說Thuyết 盂Vu 蘭Lan 盆Bồn 經Kinh 疏Sớ 2 quyển
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT
QUA KINH VU LAN VÀ KINH BÁO ÂN CHA MẸ
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung.
Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
Trình bày về quan niệm hiếu của Phật Giáo, chúng tôi dựa vào hai cuốn kinh nay với mục đích:
1. Tìm hiểu chữ "Hiếu" trong đạo Phật.
2. Làm sáng tỏ ý nghĩa hiếu ở trong kinh và phương thức báo hiếu của kinh.
3. Qua đó thấy được sự dị đồng quan điểm hiếu của Phật Giáo và quan điểm hiếu thông thường.
Trước hết, chúng tôi xin đề cập đến kinh VU-LAN-BỔN.
KINH VU-LAN-BỔN
I. NỘI DUNG KINH: gồm có 3 phần
1 . Nói về Ngài Mục Kiền Liên, một đệ tử xuất sắc của Đức Phật, sau khi đắc đạo, thấy mẹ của mình sống trong cảnh giới quỷ đói, thân hình tiều tụy khổ sở. Ngài sử dụng năng lực thần thông của mình, đưa bát cơm đến dâng cho mẹ. Mẹ Ngài được cơm, lòng tham khởi lên, tay trái che bát, tay phải bốc ăn, nhưng cơm chưa tới miệng đã hoá ra lửa, nên không ăn được.
2 . Ngài Mục Kiền Liên xin Phật chỉ dạy phương pháp cứu mẹ ra khỏi cảnh khổ Ngạ quỷ. Đức Phật dạy rằng, phải nhờ đến uy lực của tập thể chúng tăng mới cứu được mẹ ông. Vào ngày rằm tháng bảy là ngày chư tăng tập trung tự tứ sau 3 tháng an cư kiết hạ thanh tịnh, hãy sắm sửa vật dụng cúng dường chư tăng, nhờ chư tăng chú nguyện, mẹ ông mới thoát được khổ. Ngài Mục Kiền liền vâng lời Phật dạy, thực hành phương pháp báo hiếu ấy, nên đã cứu được mẹ.
3 . Ngài Mục Kiền Liên xin Phật cho phép các phật tử sau này được thực hành phương pháp báo hiếu cha mẹ bằng cách cúng dường Vu – Lan - Bồn để báo đáp ân cha mẹ. Đức Phật khen ngợi và chấp thuận. Từ đó, ngày rằm tháng bảy là ngày báo hiếu truyền thống của Phật Giáo. Ngài Mục Kiền Liên xin Phật cho phép các phật tử sau này được thực hành phương pháp báo hiếu cha mẹ bằng cách cúng dường Vu – Lan - Bồn để báo đáp ân cha mẹ. Đức Phật khen ngợi và chấp thuận. Từ đó, ngày rằm tháng bảy là ngày báo hiếu truyền thống cuả Phật Giáo.
II. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP BÁO HIẾU TRONG KINH:
1 . Ý nghĩa bát cơm hóa lửa:
Mẹ ngài Mục Liên đang sống trong cảnh giới đói khát của Ngạ quỷ do nghiệp nhân tham lam bỏn xẻn, thì quả tương ứng với nhân tham là cảnh thiếu thốn. Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt nói: "Nếu người tham lam bỏn xẻn, không bao giờ biết bố thí do tánh keo kiệt bám víu vào tài sản của mình, nếu tái sanh làm người sẽ bị nghèo nàn thiếu thốn"…
Trong Phật giáo, hình ảnh ngọn lửa thường được dùng để ám chỉ sức mạnh của các thế lực tối tăm như lòng tham, sân, si… thường gọi là lửa tham, lửa sân, lửa si… Do nghiệp nhân tham lam bỏn xẻn, nên mẹ ngài Mục liên phải sống trong cảnh khốn khổ Ngạ quỷ. Do lòng tham lam vẫn còn chi phối mạnh mẽ tâm thức của bà, nên khi nhận bát cơm, bà đã vội vàng tay trái che bát, tay phải bốc ăn vì sợ kẻ khác cướp mất bát cơm của mình. Sự tham lam ích kỷ đó bùng lên quá mạnh, như một ngọn lửa bùng lên bao phủ tâm thức của bà làm cho bà thấy lửa ở trong bát cơm của mình, lửa ở đây là lửa của tâm thức chứ không phải lửa ở bên ngoài. Cho dù bát cơm không hóa lửa đi nữa bà cũng khó mà hưởng thụ được bát cơm một cách ngon lành, bởi lẽ với tâm lý tham lam bỏn xẻn, bà ăn trong vội vàng, lo lắng khiếp sợ, thì nuốt cơm cũng như nuốt đất mà thôi.
Mặt khác, như đã nói theo định luật chiêu cảm của nghiệp báo, khi dã tạo nghiệp đói, thì dù có cơm canh ngon lành vẫn thấy lửa như thường, cũng giống như một người đã tạo nghiệp ngu si, thì dù có gặp sách vở hay ho, họ cũng coi như giấy lộn mà thôi, bởi lẽ nghiệp nhân và nghiệp quả phải tương đồng.
Ngài Mục Liên không cứu mẹ được, vì sức của một mình ngài không đủ chế ngự và chuyển hoá được ngọn lửa tham của mẹ ngài, hay nói cách khác, thần thông không thể xoá được luật nhân quả. Ngọn lửa xuất hiện ở đâu thì phải diệt ở đó, mẹ ngài đã tạo ra ngọn lửa thì chính bà mới dập tắt được ngọn lửa đó.
2. Ý nghĩa chư tăng chú nguyện:
Đức Phật dạy phương pháp cứu mẹ cho ngài Mục Kiền Liên là phải nhờ vào sức mạnh tâm linh của chư tăng trong ngày Tự Tứ. Điều đó đã nói lên sức mạnh của tập thể bao giờ cũng thù thắng hơn sức mạnh của cá nhân, dù cá nhân đó vĩ đại như Đức Phật.
Sau ba tháng an cư kiết hạ, đến ngày rằm tháng bảy thì giải chế phải làm lễ Tự Tứ. Chữ " Tự Tứ" tiếng Pali gọi là PAVARANA nghĩa là tuỳ ý, tức là xin chư tăng tuỳ ý chỉ trích những lỗi lầm của mình do chư tăng thấy, nghe hay nghi để mình biết mà sám hối, nhờ sám hối nên thân khẩu ý được thanh tịnh thì công đức rất lớn. Đây là cách thức hạ mình cầu xin chỉ lỗi, tương tự như câu nói của Nho là KHIÊM SINH ĐỨC, có lẽ vì vậy mà phải nương nhờ ý lực chú nguyện của chư tăng trong ngày Tự Tứ chứ không phải những ngày khác.
Với tâm lực thanh tịnh, đầy đủ các đức tính từ bi an lạc, chư tăng hướng tâm mình vào cảnh giới khổ đau của Ngạ quỷ, luồng tâm từ của chư tăng hợp nhất tạo thành một nguồn năng lượng lớn có tác dụng làm dịu mát môi trường nóng bức của cảnh giới Ngạ quỷ, như một luồng gió mát thổi qua buổi trưa hè oi ả, làm cho thâm tâm của mẹ Ngài Mục Liên được nhẹ nhàng thanh thoát và bình tĩnh hơn, do đó đã tạo điều kiện cho thiện tâm của bà phát khởi, chuyển hoá được nghiệp lực của chính bà, từ đó thay đổi được môi trường sống của bà. Không những mẹ ngài Mục Liên được giải thoát, mà tất cả những người sống trong môi trường đó cũng được thừa hưởng luồng gió mát từ tâm ấy, và nếu họ phát khởi thiện tâm thì có thể giải thoát như nhau. Thông thường sự tác động của ngoại cảnh có thể làm thay đổi tâm thức của con người, nhất là đối với những người chưa làm chủ được tâm thức của mình. Khi bị sống trong hoàn cảnh bức xúc áp chế, lòng người trở nên cọc cằn thô lỗ, độc ác ..v.v… Khi hoàn cảnh thay đổi thuận lợi dễ chịu, mát mẻ..v.v… tâm tư của con người được thoải mái, tỉnh táo hơn, và do đó dễ nhận chân ra điều hay lẽ phải. Cũng trên quy luật đó, khi nguồn năng lượng tâm từ chiếu toả vào cảnh giới nóng bức của Ngạ quỷ, tạm thời làm dịu mát và đình chỉ các nỗi đau đớn, đói khát của mẹ ngài Mục Kiền Liên và những ngạ quỷ khác, giây phút đó đã tạo ra cơ hội cho trí tuệ phát sinh và cứu được bản thân của bà.
Tóm lại, sự chú nguyện của chư tăng trong ngày Tự Tứ không phải xóa được luật nhân quả, không phải trực tiếp cứu rỗi tội lỗi của chúng sinh, mà điều đó chỉ có tác dụng trợ duyên, tạo những điều kiện thuận lợi cho chúng sinh phát khởi thiện tâm của chính mình. Thiện tâm của mỗi người mới có thể cứu được chính họ mà thôi.
KINH BÁO ÂN CHA MẸ
I. NỘI DUNG KINH : Gồm có 6 phần Gồm có 6 phần
1. Phần duyên khởi : Đức Phật trong lúc du hành gặp một đống xương khô, Ngài liền đảnh lễ sát đất. Đệ tử của Phật là ngài Anan ngạc nhiên hỏi Phật vì lý do gì mà lễ bái đống xương khô ấy. Đức Phật dạy rằng, đống xương khô này hoặc tổ tông kiếp trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta chí thành kính lễ.
2. Đức Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều :
a . Ân giữ gìn mang thai trong 9 tháng .
b . Ân sinh sản khổ sở
c . Ân sinh rồi quên lo
d . Ân nuốt đắng nhổ ngọt
e . Ân nhường khô nằm ướt
g . A? bú mớm nuôi nấng
h . Ân tắm rửa chăm sóc
i . Ân xa cách thương nhớ
k. Ân vì con làm ác
l. Ân thương mến trọn đời.
3. Đức Phật dạy về sự bất hiếu của con cái :
Ăn nói hỗn hào với cha mẹ, xấc xược với anh em chú bác bà con ..v.v.
Không tuân theo lời dạy của cha mẹ, thầy bạn và các bậc trưởng thượng trong gia tộc.
Theo bạn bè xấu ác, từ bỏ gia đình đi hoang, gây tạo tội lỗi làm cho cha mẹ, bà con buồn khổ.
Không lo học tập, xao lãng nghề nghiệp, không tạo dựng được một đời sống vững chắc, làm cha mẹ lo lắng.
Không phụng sự cha mẹ về vật chất, không an ủi về mặt tinh thần, coi thường cha mẹ, coi trọng vợ con.
4. Đức Phật dạy ân đức cha mẹ khó đền đáp dù con cái báo hiếu bằng các cách như:
Vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, cắt da đến xương, nghiền xương thấu tuỷ, máu đổ thịt rơi cũng không đáp được công ơn cha mẹ
Giả như có ai gặp lúc đói khát, phá hoại thân thể, cung phụng cha mẹ cũng không đáp được công ơn cha mẹ.
Vì cha mẹ mà trăm kiếp nghìn đời, đâm tròng con mắt, cắt hết tâm can, trăm nghìn dao sắc xuất nhập toàn thân cũng không trả nổi công ơn cha mẹ.
Dù vì cha mẹ, đốt thân làm đèn cúng dường chư Phật cũng không đáp được công ơn cha mẹ.
5. Đức Phật dạy về phương pháp báo hiếu :
Ngoài việc cung phụng cha mẹ về mặt vật chất và an ủi tinh thần mà ai cũng biết, chúng ta phải:
Khuyến hoá cha mẹ thực hành thiện pháp .
Phải vì cha mẹ mà thực hành tịnh giới, bố thí, làm các việc lợi ích cho mọi người.
Phải truyền bá tư tưởng hiếu đạo này cho nhiều người được lợi ích.
6. Phần kết thúc và lưu thông:
Đức Phật khích lệ tinh thần báo hiếu.
Đại chúng phát nguyện vâng lời phật dạy.
Đặt tên kinh là Kinh Báo Ân Cha Mẹ.
II. Ý NGHĨA BÁO HIẾU VÀ PHƯƠNG PHÁP BÁO HIẾU TRONG KINH BÁO ÂN CHA MẸ :
1. Ý nghĩa về duyên khởi của kinh :
Duyên khởi của kinh bắt đầu bằng hình ảnh một đống xương khô, là một hình ảnh tạo ấn tượng mạnh cho người đọc, hình ảnh ấy nói lên quan niệm về hiếu đạo một cách rộng rãi và báo trước một phương pháp báo hiếu đặc biệt của Phật giáo, khác với những quan niệm báo hiếu thông thường.
Đối với đạo Phật tất cả chúng sinh đều nằm trong vòng sinh tử luân hồi bất tận. Trong ITIVUTTAKA nói rằng: "Đống xương tàn của một người xuyên qua nhiều kiếp sống trong một chu kỳ, có thể vòi vọi như một ngọn núi". Sự sinh tử tử sinh lặp lại nhiều lần đã để lại trên những chặng đường luân hồi biết bao là xương thịt của mỗi chúng sinh. Căn cứ vào vòng luân hồi lẩn quẩn đó, Đức phật dạy rằng:" Ta thấy tất cả chúng sinh không ai không phải là cha mẹ của nhau, hoặc ở trong quá khứ, hoặc ở hiện tại, hoặc ở tương lai". Cho nên nhìn thấy một đống xương mà liên tưởng đến xương người thân của mình là điều không có gì lạ đối với giáo lý Phật Giáo.
Theo định luật luân hồi và duyên khởi, thì quan niệm về cha mẹ không còn hạn hẹp trong phạm vi gia đình bé nhỏ nữa. Với tầm nhìn sâu rộng giữa không gian vô tận và thời gian vô cùng thì tất cả chúng sinh đã từng làm cha mẹ, bà con quyến thuộc của nhau. Với sự tồn tại chằng chịt tương hệ duyên sinh, Phật Giáo không những đề cao công ơn của cha mẹ mà còn mở rộng phạm vi nhớ ơn và báo ân quốc gia xã hội và tất cả chúng sinh. Mặc dù khái niệm về cha mẹ rộng rãi như vậy nhưng trong kinh chỉ đề cập đến cha mẹ hiện tại của chúng ta, đối tượng mà tất cả những người con hiếu thảo phải đền đáp thâm ân.
2. Ý nghĩa về công ơn cha mẹ của kinh :
Công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục và giới thiệu con vào đời không thể phủ nhận được. Cha mẹ luôn luôn thương yêu con cái, hy sinh cuộc đời mình cho con cái về mặt tinh thần con cái là niềm vui, là niềm hy vọng của cha mẹ, nên khi nói đến cha mẹ là nói đến công ơn. Ca dao Việt Nam có nói: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Trong các kinh điển Phật Giáo Nam Tông và Bắc Tông đều đề cao công ơn cha mẹ. Kinh Tăng Chi Phật dạy:" Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, ta nói không thể trả ơn được đó là mẹ và cha". Hoặc trong Kinh Đại Tập dạy: "Ở thời không có Phật, thờ kính cha mẹ tức thờ kính Phật". Cha mẹ ở đây đồng nghĩa với Phật, điều đó cho thấy Phật giáo đề cao hiếu đạo tới mức nào.
Chúng ta cũng biết có một số cha mẹ không ngó ngàng gì tới con cái, thậm chí ghét bỏ con cái, nhưng đó chỉ là trường hợp cá biệt. Phần lớn cha mẹ luôn thương yêu con cái, tình thương đó được biểu hiện ra bên ngoài một cách rõ rệt, đó là sự hy sinh tất cả cho con. Tình thương chân chính nào cũng được biểu hiện bằng sự hy sinh. Kinh báo ân cha mẹ đề cập đến sự hy sinh cho con cái và lòng thương của cha mẹ hướng về con cái, vui cái vui của con, buồn cái buồn của con. Trong 10 điều ân đức của cha mẹ đã cho thấy rõ tình thương bao la đó. Những lời kinh hết sức cảm động và chinh phục lòng người như: "Nhổ ngọt không tiếc nuối, nuốt đắng không phiền hà… Miễn sao con no ấm, đói khát mẹ nào từ" (điều 4)
"Mẹ nằm chỗ ướt át, nâng con chỗ ấm khô, đôi vú lo đói khát, hai tay che gió sương, yêu thương quên ngủ nghỉ, sủng ái hết giá lạnh, chỉ mong con yên ổn, mẹ hiền không cầu an" (điều 5)
"Mẹ hiền ân hơn đất, cha nghiêm đức quá trời, che chở ân cao dày, cha mẹ nào tính toán, không hiềm không mắt mũi, không ghét què chân tay, sinh con từ bụng mẹ, con đổi dạ thương ai" (điều 6)
"Con đi đường xa cách, lòng mẹ bóng theo hình, ngày đêm không hả dạ, tối sớm nào tạm quên, khóc như vượn nhớ con, thương nhớ nát can trường … ( điều 8)
" Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng" (điều 10)
Sự hy sinh cho con cái mà trong kinh đã đề cập, chỉ là những biểu hiện có giới hạn xuất phát từ lòng thương yêu vô hạn. Chính vì lòng thương yêu của cha mẹ đối với con cái là vô hạn, nên chúng ta không thể đáp đền nổi. Cho dù người con thực hành các công đức lớn lao như trong kinh đã đề cập thì cũng không trả được ân đức của cha mẹ. Bởi vì người con có làm gì đi nữa, lòng của người con đối với cha mẹ không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái, đúng như ca dao nước ta có câu: "Mẹ thương con biển hồ lai láng, con thương mẹ tính tháng tính ngày". Vì vậy, khi đề cập đến công ơn cha mẹ, các kinh đều cho rằng khó đền đáp nổi, là dựa vào tâm thức của người con đối với cha mẹ có giới hạn. Điều đó là một quy luật tâm lý muôn đời.
3. Phương pháp báo hiếu trong kinh:
Ngoài những phương pháp báo hiếu cung phụng vật chất và an ủi tinh thần cho cha mẹ mà ai cũng biết, Kinh Báo Ân đề cập đến cách thức báo hiếu đặc biệt của Phật Giáo là giới thiệu chánh pháp để cha cha mẹ đoạn trừ gốc rễ của đau khổ, có ba phương pháp được đề cập:
a. Khuyến cáo cha mẹ thực hành chánh pháp :
Trong Kinh Tăng Chi Đức Phật dạy: "Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, dâng cúng của cải vật chất tiền bạc, thì không bao giờ đủ để đáp đền ân cha mẹ. Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin Tam bảo, thì khuyến khích cho có lòng tin Tam bảo, đối với cha mẹ sống tà giới, thì khuyến khích vào chánh giới, đối với cha mẹ sinh khởi lòng tham, thì khuyến khích bố thí, đối với cha mẹ tà kiến thì khuyến khích vào chánh kiến, cho đến như vậy, này các Tỳ kheo, là làm đủ và đáp đền đủ cho cha và mẹ".
Theo đạo Phật sự đau khổ thật sự chính là vô minh, lòng tham sân si đó là tác nhân gây đau khổ triền miên từ đời này đến đời khác. Chỉ có chánh pháp, chỉ có trí tuệ mới giúp cho cha mẹ loại trừ gốc rễ đau khổ.
Báo hiếu cho cha mẹ bằng vật chất và tình cảm thông thường chưa phải là biện pháp hoàn hảo, bởi lẽ có khi vì lý do vật chất, có thể làm cho cha mẹ của mình tăng thêm tội lỗi, tăng thêm lòng tham như người xưa thường nói: "Lòng tham của con người vô đáy". Vật chất hay những cảm giác lạc thọ của vật chất chỉ tạo thêm sự thèm khát và không bao giờ thoả mãn, sự đau khổ do đó không bao giờ chấm dứt được.
Người Phật tử thấy được bề sâu của lý nhân quả nghiệp báo cho nên khuyến khích cha mẹ thực hành thiện pháp, tạo cơ hôi cho cha mẹ phát khởi thêm thiện tâm để chuyển báo nghiệp nhân xấu ác, xây dựng cho cha mẹ mình một cuộc sống bảo đảm hạnh phúc lâu dài trong hiện tại và cả tương lai.
b. Vì cha mẹ thực hành tịnh giới, bố thí và các công tác lợi ích cho con người và xã hội:
Sự thực hành thiện pháp của con người như giữ gìn nếp sống đạo đức, mở rộng lòng bố thí, tích cực làm các điều thiện giúp ích mọi người. Trước hết đó như là một phương cách làm gương mẫu để tạo cho cha mẹ được ảnh hưởng thiện duyên của con làm tăng cường và củng cố thiện tâm của cha mẹ. Mình khuyến cáo cha mẹ thực hành thiện pháp mà bản thân mình không thực hành thiện pháp thì sự khuyến cáo của mình sẽ mất tác dụng. Hơn nữa, khi thực hành thiện pháp, người con luôn hồi hướng công đức cho cha mẹ là sử dụng năng lực thiện tâm của mình hướng về cha mẹ, nó có tác dụng hỗ trợ làm cho cha mẹ tăng trưởng thiện tâm.
Mặt khác, mối quan hệ tương ứng giữa tâm lý của cha mẹ và con cái, rất tế nhị và đặc biệt. Luồng tâm thức giao cảm giữa cha mẹ và con cái rất dễ dàng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Cho nên hành vi đạo đức của con rất dễ tác động đến lòng cha mẹ, như đã nói, con cái là niềm vui, là sự hy vọng của cha mẹ, con cái rất được cha mẹ chiều chuộng và làm theo ý thích của con. Tâm lý tuỳ thuận con cái là mảnh đất tốt để những người con gieo hạt giống thiện pháp cho cha mẹ bằng chính hành vi ngôn ngữ của mình.
c. Truyền bá tư tưởng hiếu đạo cho mọi người :
Truyền bá tư tưởng hiếu đạo cho mọi người là một phương pháp bổ sung cần thiết cho các phương pháp trên. Tác dụng của nó trước hết là tăng cường sức mạnh hiếu tâm của chính bản thân mình, được thường xuyên có mặt, tâm lý hiếu cũng như các tâm lý khác đều phát sinh và tồn tại có điều kiện, vì vậy nếu chúng ta không tạo điều kiện hâm nóng thường xuyên bằng những điều kiện thích hợp, lâu ngày tâm lý hiếu bị phai nhạt, có thể nói: "Xa mặt cách lòng". Như vậy truyền bá tư tưởng hiếu đạo, có tác dụng trước hết là củng cố sức mạnh hiếu tâm của người con thường xuyên.
Mặt khác, như đã nói đạo Phật quan niệm tất cả chúng sinh là cha mẹ của mình ngoài việc báo đáp thâm ân cha mẹ của mình hiện nay, người Phật tử còn có nhiệm vụ báo hiếu cho cha mẹ nhiều đời của mình bằng phương thức gián tiếp. Truyền bá tư tưởng hiếu đạo để cho những người con học tập và thực hành phương pháp báo hiếu đúng chánh pháp, đem đến lợi ích cho tất cả những người cha, người mẹ khác trong xã hội. Từ đó xây dựng một nền tảng đạo đức cơ bản cho xã hội con người, tâm hiếu là một tâm lý có tính văn minh, văn hoá. Truyền bá đạo hiếu sẽ tạo nên một truyền thống văn hoá tốt đẹp, để xã hội có điều kiện xây dựng hạnh phúc cho con người.
III. KẾT LUẬN :
Ngày rằm tháng bảy, ngày báo hiếu cha mẹ, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, bắt nguồn từ vị đệ tử ưu tú của Phật, ngài Mục Kiền Liên. Phương pháp báo hiếu như đã trình bày trong kinh Vu Lan,chủ yếu dựa vào năng lực tâm linh thanh tịnh của chư tăng trong ngày tự tứ, năng lực ấy tác động vào tâm thức người cha người mẹ đang đau khổ. Qua ảnh hưởng của năng lực đạo đức ấy mà cha mẹ hiện tại hay quá khứ được siêu thoát và hạnh phúc. Điều đó còn mang ý nghĩa rằng sự hiện hửu của đạo đức sẽ cải tạo được sự lầm lỗi và hoàn cảnh khốn đốn của con người; tạo cho con người một niềm tin và sức sống của chính bản thân mình, xây dựng được cuộc sống an vui.
Để bổ túc cho phương thức báo hiếu của kinh Vu Lan, kinh Báo ân cha mẹ thêm rằng phương pháp báo hiếu cha mẹ có hiệu quả và toàn diện nhất là phải khuyến cáo cha mẹ thực hành chánh pháp, cởi bỏ sự trói buộc của lòng tham, sân, si… vốn đã gây nhiều đau khổ cho cha mẹ mình. Chỉ có chánh pháp mới đem đến an lạc và hạnh phúc lâu dài,như vậy mới gọi là đền đáp thâm ân của cha mẹ.
Qua tư tưởng hiếu đạo của kinh Vu Lan và kinh Báo ân cha mẹ, chúng ta đã thấy tinh thần hiếu đạo là một trong những pháp môn tu tập của người Phật tử. Pháp môn ấy đem lại đạo đức và hạnh phúc cho con người và xã hội.
Người Phật tử ý thức được tầm ảnh hưởng lớn lao của đạo đức hiếu hạnh ấy,cho nên luôn tìm cách tạo điều kiện cho tư tưởng và hành vi đạo đức ấy được lan rộng; tác động ngày càng mạnh vào đời sống xã hội đang suy giảm đạo đức như ngày nay. Thay đổi cuộc sống khốn khổ do lòng Tham, sân, si tạo nên,trong đó có cha mẹ mình.
Đó chính là cách báo hiếu tốt đẹp mà bản ý của kinh đã đề cập.
Thích Viên Giác
PHẬT NÓI
KINH VU LAN BỒN
Đời Tây Tấn, ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ dịch
PHẦN TỰ
Tôi nghe như vầy: Một lúc nọ, đức Phật ở trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc tại nước Xá Vệ.
Ông Đại Mục Kiền Liên vừa mới chứng được sáu pháp thần thông ông muốn cứu độ cha mẹ của ông để đền đáp công ơn bú mớm. Ông liền dùng đạo nhãn xem khắp trong thế gian, thấy bà vong mẫu của ông sanh vào trong loài ngạ quỷ chẳng được uống ăn, thân thể ốm gầy da bọc lấy xương.
Thấy thế, ông Mục Liên chẳng xiết xót thương, liền lấy bình bát đựng cơm đem dâng cho mẹ ông. Mẹ ông tiếp được bình bát cơm, bèn dùng tay trái che bát, tay mặt bốc cơm. Cơm của bà bốc chưa vào đến miệng đã hóa thành than lửa, bà ăn không đặng.
PHẦN CHÁNH TÔNG
Ông Mục Liên kêu to, buồn rầu khóc lóc, vội vã trở về bạch với đức Phật, thuật đủ những việc như thế.
Đức Phật dạy rằng:
Tội căn của mẹ ông gây kết sâu nặng, chẳng phải thần lực của một mình ông mà có thể làm cứu được. Dầu rằng ông có lòng hiếu thuận, tiếng tăm vang động cả trời đất, mà những vị thiên thần, địa kỳ, tà ma, ngoại đạo, đạo sĩ và bốn vị Thiên vương thần cũng không thể làm thế nào cứu được. Cần phải nhờ đến sức oai thần của chúng Tăng ở mười phương, mẹ ông mới có thể giải thoát. Nay Ta sẽ nói phương pháp cứu tế, làm cho tất cả kẻ bị hoạn nạn như thế, đều được thoát khỏi những sự buồn khổ.
Đức Phật bảo ông Mục Liên:
Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chúng Tăng ở mười phương, đến ngày ấy người làm con phải nên vì cha mẹ trong bảy đời đã qua và cha mẹ trong đời hiện tại đang bị khổ trong vòng ách nạn, mà sắm những giường trải nệm chiếu, những bồn chậu đựng nước rửa, hương dầu, đèn nến, năm thứ trái, cơm canh trăm thứ những đồ ăn ngon lành nhứt trên đời, đựng vào trong bồn cúng dường cho hàng Đại đức Tăng ở mười phương.
Đang trong ngày đó, tất cả Thánh chúng: hoặc những người tu thiền nhập định ở trong núi, hoặc những vị chứng được bốn đạo quả, hoặc những người đi kinh hành dưới cội cây hoặc những bực Thanh văn và Duyên giác đủ sáu pháp thần thông tự tại giáo hóa, hoặc là hàng Thập địa Bồ tát Đại nhơn quyền hiện làm Tỳ kheo… đồng hội về ở trong Đại chúng đều đồng nhứt tâm lãnh thọ bát cơm, đạo đức của hàng Thánh chúng hoàn toàn giới hạnh thanh tịnh đó rất là rộng lớn.
Có người nào cúng dường cho hàng chúng Tăng Tự Tứ dường ấy, thì cha mẹ cùng lục thân quyến thuộc trong đời hiện tại của người đó được ra khỏi chốn khổ tam đồ, liền giải thoát hưởng thọ những đồ mặc, món ăn tự nhiên. Như cha mẹ hiện đang còn sống, thời sống lâu trăm tuổi hưởng phước an vui. Còn cha mẹ trong bảy đời đã qua, đề được sanh lên cõi trời, hóa sanh tự tại vào trong cõi trời sáng đẹp.
Bấy giờ, đức Phật truyền chúng Tăng ở mười phương, trước phải vì người thí chủ mong chờ chú nguyện, cầu cho cha mẹ bảy đời, mà chuyên ý thiền định rồi sau mới thọ thực.
Lúc ban đầu thọ thực, trước hết để món ăn nơi trước đức Phật, hay để trước tượng Phật trong chùa tháp, chúng Tăng đồng chú nguyện xong, rồi mới tự thọ thực.
Lúc đó, ông Mục Liên Tỳ kheo và hàng đại Bồ tát đều rất vui mừng, tiếng buồn rầu khóc lóc của ông Mục Liên liền nín lặng.
Chính trong ngày đó, bà mẹ của ông Mục Liên được thoát khỏi một kiếp chịu khổ trong loài ngạ quỷ.
PHẦN LƯU THÔNG
Ông Mục Liên lại bạch với đức Phật rằng:
Sanh mẫu của đệ tử nay do nhờ sức công đức của Tam Bảo và sức oai thần của chúng Tăng mà được khỏi khổ. Còn về đời vị lai, tất cả đệ tử của Phật cũng phải phụng Bồn Vu Lan để cứu độ cha mẹ hiện tại nhẫn đến cha mẹ trong bảy đời đã qua, làm như thế được chăng?
Đức Phật nói:
Ông hỏi rất hay! Chính là Ta vừa muốn nói, mà ông nay hỏi liền.
Nầy thiện nam tử! Những người tu hạnh hiếu từ hoặc là Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hoặc là quốc vương, thái tử, quan đại thần, tể tướng, tam công, trăm quan, muôn dân, kẻ thứ thấp hèn v.v… đến ngày rằm tháng Bảy, ngày đức Phật hoan hỷ, ngày chúng Tăng Tự tứ, đều nên trước vì cha mẹ hiện tại và cha mẹ trong bảy đời đã qua, mà sắm cơm và đồ ăn trăm vị thơm ngon để vào Bồn Vu Lan cúng dường cho chúng Tăng Tự tứ ở mười phương. Cầu nguyện cho cha mẹ được sống lâu trăm tuổi, không đau ốm, không tất cả hoạn nạn khổ não, nhẫn đến cầu nguyện cho cha mẹ trong bảy đời đã qua thoát khỏi chốn khổ ngạ quỷ, sanh vào trong loài người, hoặc cõi Trời hưởng phước vui vô cùng.
Là hàng đệ tử của Phật tu hạnh hiếu thuận, trong mỗi niệm phải thường nhớ tưởng cha mẹ hiện tại, nhẫn đến cha mẹ trong bảy đời. Mỗi năm đến ngày Rằm tháng Bảy, do lòng hiếu thuận thường nhớ tưởng đến cha mẹ đã sanh mình, vì cha mẹ sắm Bồn Vu Lan cúng dường đức Phật và chúng Tăng, để đền đáp công ơn từ ái nuôi nấng của cha mẹ.
Nếu làm đệ tử của đức Phật, tất cả phải nên phụng trì phương pháp báo hiếu nầy.
Bấy giờ, ông Đại Mục Kiền Liên Tỳ kheo và bốn hàng đệ tử đều vui mừng tuân theo thực hành.
(KINH VU LAN BỒN- HT. THÍCH TRÍ TỊNH DỊCH ÂM NGHĨA )
PHẬT
NÓI KINH VU LAN BỒN
TA TỪNG NGHE LỜI TẠC NHƯ VẦY :
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ
Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung
Mục Liên mới đặng lục thông
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
Công dưỡng dục thâm ân dốc trả
Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền
Làm con hiếu hạnh vi tiên
Bèn dùng huệ nhãn, dưới trên kiếm tầm.
Thấy vong mẫu sanh làm ngạ quỉ
Không uống ăn tiều tụy hình hài
Mục Liên thấy vậy bi ai
Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.
Lo phẩm vật đem dâng từ mẫu
Ðặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu
Thấy cơm, mẹ rất lo âu
Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn.
Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt
Sợ chúng ma cướp giựt của bà
Cơm đưa chưa tới miệng đà
Hóa thành than lửa, nuốt mà đặng đâu.
Thấy như vậy âu sầu thê thảm
Mục-Kiền-Liên bi cảm xót thương
Mau mau về đến giảng đường
Bạch cùng Sư Phụ tìm phương giải nàn.
Phật mới bảo rõ ràng căn cội
Rằng mẹ ông gốc tội rất sâu
Dầu ông thần lực nhiệm mầu
Một mình không thể ai cầu được đâu.
Lòng hiếu thảo của ông dầu lớn
Tiếng vang đồn thấu đến Cửu Thiên
Cùng là các bậc Thần kỳ
Tà ma ngoại đạo, bốn vì Thiên Vương
Cộng ba cõi sáu phương tu tập
Cũng không phương cứu cấp mẹ ngươi.
Muốn cho cứu đặng mạng người,
Phải nhờ thần lực của mười phương Tăng.
Pháp cứu tế ta toan giải nói
Cho mọi người thoát khỏi ách nàn.
Bèn kêu Mục thị đến gần
Truyền cho diệu pháp ân cần thiết thi:
Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ
Mười phương Tăng đều dự lễ này
Phải toan sắm sửa chớ chầy
Thức ăn trăm món, trái cây năm màu.
Lại phải sắm giường nằm nệm lót
Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang, dầu
Món ăn tinh sạch báu mầu
Ðựng trong bình bát vọng cầu kính dâng.
Chư Ðại đức mười phương thụ thực
Trong bảy đời sẽ được siêu thăng
Lại thêm cha mẹ hiện tiền
Ðặng nhờ phước lực tiêu khiên ách nàn.
Vì ngày ấy Thánh Tăng đều đủ
Dầu ở đâu cũng tụ hội về
Như người thiền định sơn khê
Tránh điều phiền não, chăm về thiền na.
Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả
Công tu hành nguyện thỏa vô sanh
Hoặc người thọ hạ kinh hành
Chẳng ham quyền quý ẩn danh lâm tòng.
Hoặc người đặng lục thông tấn phát
Và những hàng Duyên Giác, Thanh Văn
Hoặc chư Bồ-tát mười phương
Hiện hình làm sãi ở gần chúng-sanh.
Ðều trì giới rất thanh, rất tịnh
Ðạo đức dày chánh định chân tâm
Tất cả các bậc Thánh, Phàm
Ðồng lòng thụ lãnh bát cơm lục hòa.
Người nào
có sắm ra vật thực
Đặng cúng dường Tự Tứ Tăng thời
Hiện tiền phụ mẫu của người
Bà con quyến thuộc thảy đều nhờ ơn.
Tam đồ khổ chắc rằng ra khỏi
Cảnh thanh nhàn hưởng thụ tự nhiên.
Như còn cha mẹ hiện tiền
Nhờ đó cũng đặng bách niên thọ trường.
Như cha
mẹ bảy đời quá vãng
Sẽ hóa sanh về cõi thiên cung
Người thời tuấn tú hình dung
Hào quang chiếu sáng khắp cùng châu thân.
Phật lại bảo mười phương Tăng chúng
Phải tuân theo thể thức sau này:
Trước khi thụ thực đàn chay
Phải cần chú nguyện cho người tín gia.
Cầu thất thế mẹ cha thí chủ
Ðịnh tâm thần quán đủ đừng quên
Cho xong ý định hành thiền
Mới dùng phẩm vật đàn tiền hiến dưng
Khi thụ dụng, nên an vật thực
Trước Phật đài hoặc tự tháp trung
Chư Tăng chú nguyện viên dung
Sau rồi tự tiện thụ dùng bữa trưa.
Pháp cứu
tế Phật vừa nói dứt
Mục Liên cùng Bồ-tát chư Tăng
Ðồng nhau tỏ dạ vui mừng
Mục Liên cũng hết khóc thương rầu buồn.
Mục Liên mẫu cũng trong ngày ấy
Kiếp khổ về ngạ quỉ được tan.
Mục Liên bạch với Phật rằng:
Mẹ con nhờ sức Thánh Tăng khỏi nàn
Lại cũng nhờ oai thần Tam Bảo
Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra.
Như sau đệ tử xuất gia
Vu Lan Bồn pháp dùng mà độ sanh
Ðộ cha mẹ còn đương tại thế
Hoặc bảy đời có thể đặng không?
Phật rằng: Lời hỏi rất thông
Ta vừa muốn nói, con trùng hỏi theo.
Thiện nam tử, Tỳ-kheo nam nữ
Cùng Quốc-vương, Thái-tử, Ðại thần
Tam-công, Tể-tướng, Bách quan
Cùng hàng lê thứ vạn dân cõi trần
Như chí muốn đền ơn cha mẹ
Hiện tại cùng thất thế tình thâm
Ðến rằm tháng Bảy mỗi năm
Sau khi kiết hạ, chư Tăng tựu về
Chính ngày ấy Phật Ðà hoan hỷ
Phải sắm sanh bách vị cơm canh
Ðựng trong bình bát tinh anh
Chờ giờ Tự tứ, chúng Tăng cúng dường
Ðặng cầu
nguyện song đường trường thọ
Chẳng ốm đau cũng chẳng khổ chi
Cùng cầu thất thế đồng thì
Lìa nơi ngạ quỉ, sanh về nhơn, thiên
Ðặng hưởng phước nhân duyên vui đẹp
Lại xa lìa nạn khổ cực thân
Môn sanh Phật tử ân cần
Hạnh tu hiếu thuận phải cần phải chuyên
Thường cầu nguyện thung huyên an hảo
Cùng bảy đời phụ mẫu siêu sanh
Ngày rằm tháng Bảy mỗi năm
Vì lòng hiếu thảo ân thâm phải đền.
Lễ cứu tế chí thành sắp đặt
Ngõ cúng dường chư Phật chư Tăng
Ấy là báo đáp thù ân
Sanh thành dưỡng dục song thân buổi đầu.
Ðệ tử
Phật lo âu gìn giữ
Mới phải là Thích tử Thiền môn.
Vừa nghe dứt pháp Lan Bồn
Môn sanh tứ chúng thảy đồng hỷ hoan
Mục Liên với bốn ban Phật tử
Nguyện một lòng tin thủ phụng hành.
Trước là trả nghĩa sinh thành
Sau là cứu vớt chúng-sanh muôn loài.
PHẬT NÓI KINH ÐẠI BÁO PHỤ MẪU TRỌNG ÂN
Tôi nghe thế nầy : một khi Phật ở, trong một Tinh Xá, vườn Cấp-cô- độc, cây của Kỳ-Ðà, cùng các Tăng-già, có trên hai vạn, thêm tám nghìn người , cùng chư Bồ-Tát. Bấy giờ Thế-Tôn, cùng với Ðại chúng, nhân buổi nhàn du đi về phía nam, thấy đống xương khô chất cao như núi Ðức Phật Thế Tôn liền sụp lạy ngay đống xương ấy. Tôi bạch Phật rằng : Lạy Ðức Thế Tôn, Ngài ở trên ngôi chí Tôn, chí Qúy, Thầy cả ba cõi Cha lành bốn loài thiên thựơng nhân gian thảy đều tôn kính, sao Ngài lại lễ đống xương kia.
Nầy A-Nan ơi! Ngươi tuy xuất gia theo ta tu học, trong bấy nhiêu lâu, những sự thấy nghe đã rộng rãi, đống xương khô ấy hoặc là ông bà, hay là cha mẹ, thân trứơc của ta, ngàn muôn ức kiếp, đời đã cách xa, bởi thế nay ta chí thành kính lễ. Ngươi đem xương nầy chia làm hai phần, một là đàn ông, hai là đàn bà, phân biệt cho ta.
Bạch Ðức Thế Tôn, con xem ở đời phàm là con trai mang đai hia mão, ai cũng nhận ra, đấy là nam giới, những người con gái hương hoa phấn sáp, kiềng xuyến nhẫn hoa, ai cũng nhận ra, đó là nữ giới. Nay người đã chết, xương trắng một mầu, chúng con biết đâu mà phân biệt đựơc.
ÐÂY LÀ LỜI PHẬT
Này A-Nan con, về bên nam giới trong lúc bình sinh, thừơng lui tới những chốn chùa chiền, nhờ có nhân duyên nghe Kinh lễ Phật, kính mến Tăng-già, nợ trần đã qua, hồn về cõi Phật, bao nhiêu xương trắng, nhắc thấy nặng hơn là xương nam giới còn như nữ giới trong lúc bình sinh, nhiều lần sinh nở, nuôi nấng con thơ, tổn hao khí huyết, mỗi một kỳ sinh, máu đặc trong mình chảy ra sáu đấu, mỗi người con bú, tám thùng bốn đấu, sửa ở trong mình giảm bớt tinh anh, cho nên xương nhẹ và có sắc đen.
Tôi nghe Phật nói thương xót vô cùng, như dao cắt ruột, nứơc mắt chứa chan, hai hàng châu lệ, mà bạch Phật rằng:
Lạy Ðức Thế Tôn, công ơn cha mẹ như non như bể, thăm thẳm nghìn trùng, lấy gì báo đáp, cúi xin Ðức Phật dủ lòng thương xót, dạy bảo chúng con.
Nầy A-Nan con, Về ân đức mẹ, trong vòng mười tháng đi lại nặng nề, cưu mang nhọc mệt, khổ không xiết :
Khi vừa một tháng, ở trong thai mẹ, khác gì hạt sương dính trên ngọn cỏ, sớm còn tụ đọng, trưa đã tan, khó lòng giử được.
Khi được hai tháng, ở trong thai mẹ, hình như sữa đặc, đã chắc gì đâu.
Khi được ba tháng, ở trong thai mẹ, ví như cục máu, đông đặc đỏ ngầu, vô tri vô giác.
Khi được bốn tháng, ở trong thai mẹ, mới dạng hình người.
Khi được năm tháng, ở trong thai mẹ,mới đủ năm hình, chân tay đầu tóc.
Khi được sáu tháng, ở trong thai mẹ, sáu căn mới đủ, mắt tay mũi lưỡi thân hình và ý.
Khi được bảy tháng, ở trong thai mẹ, mới sinh đầy đủ, ba trăm sáu mươi những cái đốt xương, cùng là tám vạn, bốn nghìn chân lông.
Khi được tám tháng, ở trong thai mẹ, phủ tạng mới sinh, ý chí mới đủ, chín khiếu mới thông.
Khi được chín tháng, ở trong thai mẹ, mới đủ hình người ngồi trong bụng mẹ, khát uống nguyên khí, không ăn hoa quả, cùng là ngũ cốc, sinh tạng rủ xuống, thực tạng hướng lên, có một dãy núi gồm có ba quả; một là Tu Di hai là núi Nghiệp, ba là núi máu, núi nầy đồng thời hoá ra dòng máu, rót vào trong miệng.
Ở trong thai mẹ, trong vòng mười tháng, trăm phần toàn vẹn, mới đến ngày sinh, nếu là con hiếu, chắp tay thu hình, thuận lối mà ra, không đau lòng mẹ; nếu là con bạc, dẫy giụa bải bơi khiến lòng mẹ, buốt chói từng hồi, như đâm như xỉa, như cấu như cào, như nghìn mũi dao, đâm vào gan ruột, đau đớn vô cùng, nói sao cho siết, sinh được thân nầy, mừng thay vui thay, yêu thay mến thay.
Phật bảo A-Nan : công ơn từ mẫu, gồm có mười điều, phàm kẻ làm con, phải lo báo hiếu .
Những gì là mười điều?
Nhớ ơn mẹ ta, chín tháng mười ngày, cưu mang nặng nhọc.
Nhớ ơn mẹ ta, khi sinh lúc nở, đau đớn vô cùng.
Nhớ ơn mẹ ta, khi sanh lúc nở, quên cả âu lo.
Nhớ lại công ơn, mẹ ăn miếng đắng, lại nhả miếng ngon, dành dụm cho con.
Nhớ lại công ơn, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo xê con.
Nhớ ơn mẹ ta, ba năm bú mớm, nuôi nấng thuốc thang, trong khi sài đẹn.
Nhớ ơn mẹ ta, giặt diệm hong phơi áo quần dơ dáy, ô uế tanh hôi mẹ đành cam chịu .
Nhớ ơn mẹ ta, khi đi đâu xa, vì thương nhớ con, trong lòng cầy cậy, một phút chẳng ngơi .
Nhớ công ơn mẹ, vì sanh nuôi con, mà mẹ cam lòng tạo bao nhiêu ác nghiệp.
Nhớ công ơn mẹ, lòng rất thương con, trọn đời yêu dấu, không phút nào ngơi.
ÐỆ NHẤT ÂN: CHÍN THÁNG MƯỜI NGÀY CƯU MANG NẶNG NHỌC
Bao kiếp, duyên cùng nợ;
Ngày nay, mới vào thai
Ðầy tháng, sanh ngũ tạng;
Bảy bảy, sáu tinh khai
Thân trọng, như non Thái
Ðộng tĩnh, sợ phong tai
Áo the, đành xốc-xếch,
Gương lược, biếng trang đài.
ÐỆ NHỊ ÂN: KHI GẦN SANH NỞ
Khi gần ngày sanh nở
Nặng nhọc, khổ vô cùng,
Cưu mang, trong mười tháng
Sanh nở, sắp đến ngày
Ðứng ngồi coi nặng nhọc;
Dáng vẻ, tựa ngô ngây,
Sợ hãi lo, cùng lắng;
Tử sanh giờ phút nầy!
ÐỆ TAM ÂN: SANH NỞ
Mẹ ta, khi sanh nở,
Thân thể đều mở toang!
Tâm hồn như mê mẩn,
Máu me chan hòa đầy,
Chờ nghe, thấy con khóc;
Lòng mẹ mừng rỡ thay!
Ðương mừng lại lo đến
Rầu rĩ ruột gan nầy.
ÐỆ TỨ ÂN: ĂN ÐẮNG NHẢ NGỌT
Mẹ ta lòng thành thực,
Thương con chẳng chút ngơi
Nhả ngọt nào có tiếc!
Ăn đắng nói cùng ai?
Yêu dấu như vàng ngọc.
Nâng niu tay chẳng rời
Những mong con ấm no;
Mẹ đói rách cũng vui .
ÐỆ NGŨ ÂN: XÊ CON TỰ THẤP
Tự mình nằm chỗ ướt,
Chỗ ráo để xê con,
Hai vú phòng đói khát;
Hai tay ủ gió sương.
Thâu đêm nằm chẳng ngủ;
Nâng niu tựa ngọc vàng
Những mong con vui vẻ;
Lòng mẹ mới được yên.
ÐỆ LỤC ÂN: BÚ MỚM NUÔI NẤNG
Ðức mẹ dày như đất;
Công cha thẳm tựa trời
Chở che coi bình đẳng;
Cha mẹ cũng thế thôi!
Chẳng quản, câm mù, điếc!
Chẳng hiềm, quắt tay chân!
Bởi vì con ruột thịt,
Trọn đời dạ chẳng khuây.
ÐỆ BÁT ÂN: ÐI XA LÒNG MẸ THƯƠNG NHỚ
Từ biệt, lòng khôn nhẫn;
Sanh ly dạ đáng thương;
Con đi đường xa cách
Mẹ ở chốn tha hương,
Ngày đêm thường tưởng nhớ;
Sớm tối vẩn vấn vương
Như vượn thương con đỏ
Khúc khúc đoạn can trường?
ÐỆ CỬU ÂN: VÌ SANH CON MÀ CAM LÒNG TẠO BAO ÁC NGHIỆP
Mẹ trải qua bao nhiêu gian khổ,
Công lao tựa vực trời
Bồng bế cùng nuôi nấng;
Mong sao con ăn chơi
Nhường cơm cùng xẻ áo;
Mẹ đói rách dũng vui!
Khôn lớn tìm đôi lứa
Gây dựng cho nên người
ÐỆ THẬP ÂN: MẸ TRỌN ÐỜI THƯƠNG YÊU CON
Công cha cùng đức mẹ
Cao sâu tựa vưc Trời
Mẹ già, hơn trăm tuổi,
Vẫn thương con tám mươi!
Bao giờ ân oán hết?
Tắt nghỉ cũng chẳng thôi !...
Phật bảo A-Nan: Ta xem chúng sanh, dẫu làm được người lòng còn ngu muội chẳng nghĩ mẹ cha, công đức kể ra, như non như bể, chẳng cung chẳng kính, chẳng hiếu chẳng từ, mẹ mang thai con, trong vòng mười tháng, ngồi đứng không yên, như mang gánh nặng, ăn uống chẳng ngon, như người mang bệnh, ngày tháng thoi đưa, dến khi sanh nở, chịu khổ mọi đường, phút giây hay dở, kinh sợ vô cùng, như giết trâu dê, máu me lai láng, còn nhiều khổ nữa, mới được thân nầy, ăn đắng nuốt cay, nhả bùi nhả ngọt, nâng niu dưỡng dục, giặc giũ dáy dơ, không nề gian khổ, bức bối nồng nàn, rét mướt cơ hàn, lầm than tân khổ, mẹ nằm chỗ ướt, ráo để xê con, ba năm bú mớm, bồng bế nâng niu, dạy bảo đủ điều, lễ nghi phép tắc, cho ăn đi học, tìm đủ mọi nghề, đưa đón đi về, cần lao chăm chú, chẳng kể gì công.
Trái nắng dở Trời tuần trăng cuối gió, bệnh nọ chứng kia, bông hoa sài đẹn, thang thuốc đâu đâu, một mình lo lắng, chạy ngược chạy xuôi năm canh vò võ, bệnh con có khỏi lòng mẹ mới yên, mong con lớn lên, con thảo con hiền, để mà trông cậy.
Không ngờ ngày nay, hóa con bất hiếu, mẹ già cha yếu, con chẳng đỡ đần, cãi vã song thân, nói năng cắn cẩu, giương đôi mắt chẫu, khinh rẻ mẹ cha, chú bác ông bà, cô dì chẳng nể, anh em cũng kệ, đánh lộn xẩy ra, ô nhục nước nhà, bất trung bất nghĩa, bất hiếu bất lương, phép nước coi thường, mẹ cha cũng kệ, xóm giềng chẳng nể, chửi bới nhau luôn, sớm tối ra vào, chẳng thưa chẳng gởi nói năng càn rỡ, tự ý làm bừa, cha mẹ cũng thừa, thầy trên cũng mặc!
Bé thì ai chấp, người những nâng niu, dần dần khôn lớn, gai ngạnh mọi điều, chẳng hòa chẳng thuận, thường hay sân si bỏ cả bạn lành, giao du bạn ác, tập thói xa hoa, chơi khắp gần xa, thất thường điên đảo, bị kẻ dổ dành, mất cả thân danh, bỏ làng trốn mất, trái ý mẹ cha, ly biệt quê nhà, chẳng nhìn quê quán, hoặc vì buôn bán, hoặc bởi tòng quân, tiêm nhiễm dần dần, trở nên lưu luyến, vợ nọ con kia, chẳng thiết đi về, quê hương bổn quán, ở đất nước người lại hay rong chơi bị người lưà gạt, tai vạ liên miên, pháp luật gia hình, tù loa cấm cố, cực khổ mọi điều, chẳng may yếu đau, chứng kia tật nọ, ở chốn tha hương, ai kẻ thích thân, ai người thang thuốc, mẹ cha cách biệt, thân thích biết đâu, cam chịu ưu sầu, quê người đất khách; khốn khổ gầy còm, không người trông nom, bị khinh rẻ, lang thang đường ngõ, vì thế chết đi; không người mai táng, chương phềnh thối nát, giãi bừa, chó cầy nhai xé!....
Mẹ cha thân thuộc, khi được tin buồn, luống những đau thương, ruột như dao cắt, hai hàng nước mắt, lã chã chứa chan, hoặc vì quá thương, kết thành bệnh khí, hoặc là đến chết, làm quỷ ôm thây, chẳng để cho ai khư khư giữ mãi. Hoặc là vì con, chẳng chăm học tập, chỉ mải rong chơi nay đây mai đó, cùng bạn vô loài làm điều vô ích, giao du trộm cắp, chẳng sợ lệ làng, chè rượu nghênh ngang, đánh cờ đánh bạc, gian tham tội ác, lụy đến tôn thân, nay Sở mai Tần, lên đồn xuống phủ, mẹ cha ủ rũ, khốn khổ vì con.
Nào con có biết, cha mẹ khổ đau, trăm não nghìn sầu, mùa Thu mùa Ðông, rét run bức bối chẳng nhìn sớm tối; ấp lạnh quạt nồng, chẳng viếng chẳng thăm, chẳng hầu chẳng hạ, mẹ cha già cả, hình vóc gầy còm, hổ mặt người con, dầy vò mắng nhiếc, mẹ cha hoặc góa, trơ trọi một mình, luống những buồn tanh, như người ngủ trọ, chiếc gối một phòng, năm canh vò-võ, mùa đông sương gió, rét mướt cơ hàn, trai gái các con, nào ai hỏi đến, đêm ngày thương khóc, tự thán tự thương !
Khi đem thức ăn, dâng lên cha mẹ, thì lại giữ kẽ, rằng ngượng e, sợ kẻ cười chê; ví đem quà bánh, cho vợ cho con, mặt dạn mày dầy, không hề xấu hổ, vợ con dặn bảo, phải đúng như lời cha mẹ hết hơi không hề hối cải .
Ðây là con gái khi chưa gả chồng, hãy còn ở chung, tỏ ra hiếu thảo; khi đã gã bán, về ở nhà người một ngày một lười thiết gì cha mẹ, những ngày giỗ tết, có đảo về qua, ví dù mẹ cha, có gì sơ ý, liền sinh giận dữ, tỏ vẻ oán hờn, chồng chửi nhơn nhơn, đành cam lòng chịu, khác họ khác làng, tình nghĩa keo sơn, hóa ra thâm trọng, mẹ cha máu mủ, thì lại sơ tình. Hoặc đi theo chồng, quê người đất khách, quận nọ tỉnh kia, cha mẹ xa lià. Làng không tưởng nhớ, chẳng viếng chẳng thăm, thư tín cũng không, tuyệt không tin tức, mẹ cha thương nhớ, rầu rĩ ruột gan, luống những bàng hoàng, sớm chiều mong mỏi công đức cha mẹ, vô lượng vô biên, con chẳng hiếu hiền, ở đời cũng lắm.
Khi ấy Ðại chúng, nghe Phật nói ra, công đức cha mẹ, cao tầy non Thái đều cùng đứng dậy, hoặc tự gieo mình, đập đầu lăn khóc, máu me trào trạt, lai láng cả nhà, chết ngất cả ra, hồi lâu mới tỉnh, mà nói lời nầy, khổ thay khổ thay ! đau lòng đứt ruột, lũ con ngày nay, tội ác ngập đầu, xưa có biết đâu, mờ như đêm tối ngày nay biết hối thì sự đã rồi đau đớn lòng tôi trót đà bội bạc, cúi xin chư Phật, soi xét kẻ phàm, phóng Ngọc hào quang, ra tay cứu vớt, làm sao báo được, ân đức mẹ cha .
Phật liền nói ra, đủ đầy tám giọng, bảo Ðại chúng rằng :
Ví có kẻ nào, hai vai kiệu cõng, cha mẹ đi chơi suốt cả mọi nơi trên rừng dưới biển, hai vai nặng trễ, mòn cả đến xương, máu chảy cùng đường, không hề ân hận, cũng chưa báo được công đức mẹ cha, kể trong muôn một.
Ví lại có người. Gặp khi đói kém, cắt hết thịt mình, cung nuôi cha mẹ, khỏi lúc nguy nàn, riêng mình cam chịu, thịt nát xương tan, trăm nghìn muôn kiếp, để báo thâm ân, chẳng được một phần, kể trong muôn một.
Ví lại có người trải trăm nghìn kiếp, tự tay cầm dao, khoét đôi mắt mình, luyện làm thang thuốc, chữa bịnh mẹ cha, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.
Ví lại có người trải trăm nghìn kiếp, đều tự tay mình, cầm dao khoét ruột, móc lấy tim gan, luyện thành thang thuốc, chữa bịnh mẹ cha, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.
Ví lại có người trải trăm nghìn kiếp, vì tội mẹ cha, trăm nghìn vòng dao, băm vằm thân thể, thịt nát xương tan, như thế cũng là, kể trong muôn một.
Ví lại có người trải trăm nghìn kiếp, vì báo ơn mẹ, lấy mình đốt lên, làm cây đèn thịt, cúng dàng chư Phật, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.
Ví lại có người trải trăm nghìn kiếp, vì bệnh mẹ cha, đập xương lấy tủy, để làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.
Ví lại có người trải trăm nghìn kiếp, vì cứu mẹ cha, trải trăm nghìn kiếp, nuốt viên sắt nóng, cháy sém cả mình, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.
Bấy giờ Ðại chúng, nghe Phật nói rồi trong dạ bồi hồi ruột đau như cắt, hai hành nước mắt, tầm tả như mưa, mà bạch Phật rằng : con muốn đền ơn, công đức mẹ cha, cúi xin Phật đà, rủ lòng chỉ bảo ?
Ðức Phật liền bảo : Cặn kẽ mọi lời này chúng sinh ơi muốn đền ân mẹ, nhất là một lẽ, nên chép Kinh nầy, kính biếu gần xa, cho nhiều người tụng. Hai vì cha mẹ, đọc tụng Kinh này, chuyên cần chớ đoạn. Ba vì cha mẹ, sám hối làm chay. Bốn vì cha mẹ, cúng dường Tam Bảo, tùy sở dùng. Năm vì cha mẹ, trong sáu ngày Trai phải nên nhớ giữ. Sáu vì cha mẹ, thường hay bố thí.
Làm được như thế, thực là con hiếu, cứu được cha mẹ, siêu thăng Cưc Lạc, phúc đẳng Hà sa.
Phật bảo A-Nan, ở trên thế gian, những người bất hiếu, sau hết duyên trần, nguyên cái xác thân, chôn vùi dưới đất : còn phần Linh giác, là cái chân thân, phải vào Ðiạ Ngục, Chính ngục A-Tỳ, vuông rộng tứ vi tám ngàn cây số, bốn mặt có tường sắt, tường đồng, lửa cháy tứ tung, toàn dây thép điện, thường có lửa bén, cháy đỏ hồng hồng, bốc cháy tứ tung, thấy mà kinh sợ; hơn như thế nữa, sấm chớp đùng đùng, chó sắt rắn đồng, phun ra khói lửa, đốt cháy tội nhân.
Lại còn nước đồng đun sôi sùng sục, rót ngay vào miệng những kẻ tội nhân, vì tội bất hiếu, cãi giả mẹ cha, cam chịu cực hình, ở trong ngục ấy, gươm dao sào gậy, đâm chém suốt ngày, như hạt mưa bay, trên không rơi xuống, trải nghìn muôn kiếp, không phút nào nguôi hết hạn ấy rồi lại vào ngục khác; Ðầu đội chậu máu, xe sắt nghiến mình, mình mẩy chân tay, dập dừ tan nát, một ngày phải chết, tới nghìn vạn lần, khổ sở gian truân, vì chứng bất hiếu. Phật lại dạy rằng : ví có Thiện nam hay là Tín nữ, thật là hiếu tử, trả nghĩa mẹ cha, in Kinh nầy ra, biếu cho người tụng, in được một quyển, được một công đức, in được mười quyển, được mười công đức, in được trăm quyển, được trăm đức Phật, in được muôn quyển, được muôn đức Phật, phù hộ độ trì, lại tiếp hồn đi về phương Cực Lạc, đây là lời Phật, chớ có coi thường, Ðiạ ngục vấn vương, khó lòng thoát khỏi !
Bâý giờ A-Nan cùng chư Ðại chúng, Trời Rồng, Thần, Quỉ, Dạ Xoa, La Sát, người cùng phi nhân, được nghe Phật nói đều phát nguyện rằng :
Chúng con tận tâm, chí thành chí kính, dù trăm nghìn kiếp, thịt nát xương tan, nhỏ như vi trần, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy. Thà rằng lấy kìm, cặp lưỡi rút ra, dài trăm do tuần, cho trâu sắt cày, máu chảy chan hòa, thành sông thành suối con thề chẳng trái lời Phật dạy răn.
Chúng con thề rằng: Thà lấy trăm nghìn vòng dao giáo mác, đâm chém thân này, nhỏ như vi trần, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạỵ
Chúng con thề rằng: Thà lấy lưới sắt, quất chặt vào thân trăm nghìn muôn kiếp, chẳng tháo cho ra, cực khổ vô cùng, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy.
Chúng con thề rằng: Thà đâm thà chém, thà mổ thà xả, thà xay thà giã, nhỏ như vi trần, đem cái xác thân nầy, làm nghìn muôn thứ, nào da nào thịt, nào gân nào xương, rơi rác ngoài đường, trong nhà, ngoài ngỏ; trải trăm nghìn kiếp, chịu khổ như thế, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạỵ
Khi ấy A-Nan, liền bạch Phật rằng : Lạy Ðức Thế Tôn, đây là kinh gì, lũ chúng con đây đều muốn tụng trì, có được hay chăng. Ðức Phật dạy rằng, chúng con nên biết :
Kinh nầy là Kinh Ðại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân chi Kinh, tất cả chúng sinh thảy đều nên tụng. Khi ấy Ðại chúng nghe Phật nói rồi tin, kính phụng lành, lễ tạ mà lui.
PHẬT THUYẾT KINH BÁO HIẾU PHỤ MẪU ÂN
Một thuở nọ, Thế Tôn an trụ
Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung
Chư Tăng câu hội rất đông
Tính ra tới số hai muôn tám ngàn.
Lại cũng có các hàng Bồ-tát
Hội tại đây đủ mặt thường thường.
Bây giờ, Phật mới lên đường
Cùng hàng đại chúng Nam phương tiến hành.
Đáo bán lộ, đành rành mắt thấy
Núi xương khô bỏ đấy lâu đời
Thế Tôn bèn vội đến nơi
Lạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng.
Ðức A Nan tủi lòng ái ngại
Chẳng hiểu sao Phật lạy đống xương?
Vội vàng xin Phật dạy tường
Thầy là Từ Phụ ba phương, bốn loài
Ai ai cũng kính Thầy dường ấy
Cớ sao Thầy lại lạy xương khô?
Phật rằng: Trong các môn đồ,
Ngươi là đệ tử đứng đầu dày công
Bởi chưa biết đục trong cho rõ
Nên vì ngươi, ta tỏ đuôi đầu:
Ðống xương dồn dập bấy lâu
Cho nên trong đó biết bao cốt hài
Chắc cũng có ông bà cha mẹ
Hoặc thân ta hoặc kẻ ta sanh
Luân hồi sanh tử, tử sanh
Lục thân đời trước thi hài còn đây
Ta lễ bái kính người tiền bối
Và ngậm ngùi vì nhớ kiếp xưa
Ðống xương hỗn tạp chẳng vừa
Không phân trai gái bỏ bừa khó coi
Ngươi chịu khó xét soi cho kỹ
Phân làm hai, bên nữ bên nam
Ðể cho phân biệt cốt phàm
Không còn lộn lạo nữ nam chất chồng.
Ðức A Nan trong lòng tha thiết
Biết làm sao phân biệt khỏi sai
Ngài bèn xin Phật chỉ bày
Vì khó chọn lựa gái trai lúc này
Còn sanh tiền dễ bề sắp đặt
Cách đứng đi ăn mặc phân minh
Chớ khi rã xác tiêu hình
Xương ai như nấy khó nhìn khó phân.
Phật mới bảo: A Nan nên biết
Xương nữ nam phân biệt rõ ràng
Ðàn ông xương trắng nặng hoằng
Ðàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn.
Ngươi có biết cớ chi đen nhẹ?
Bởi đàn bà sanh đẻ mà ra
Sanh con ba đấu huyết ra
Tám hộc, bốn đấu sữa hòa nuôi con
Vì cớ ấy hao mòn thân thể
Xương đàn bà đen nhẹ hơn trai.
A Nan nghe vậy bi ai
Xót thương cha mẹ công dày dưỡng sanh.
Bèn cầu Phật thi ân dạy bảo
Phương pháp nào báo hiếu song thân?
Thế Tôn mới bảo lời rằng:
Vì ngươi, ta sẽ phân trần, khá nghe!
Thân đàn bà nhiều bề cực nhọc
Sanh đặng con thập ngoạt cưu mang
Tháng đầu, thai đậu tợ sương
Mai chiều gìn giữ sợ tan bất thường.
Tháng thứ nhì dường như sữa đặc
Tháng thứ ba như cục huyết ngưng
Bốn tháng đã tượng ra hình
Năm tháng ngũ thể hiện sinh rõ ràng.
Tháng thứ sáu lục căn đều đủ
Bảy tháng thì đủ bộ cốt xương
Lại thêm đủ lỗ chân lông
Cộng chung đến số tám muôn bốn ngàn.
Tháng thứ tám hoàn toàn tạng phủ
Chín tháng thì đầy đủ vóc hình
Mười tháng thì đến kỳ sinh
Nếu con hiếu thuận xuôi mình ra luôn.
Bằng ngỗ nghịch làm buồn thân mẫu
Nó vẫy vùng, đạp quấu lung tung
Làm cho cha mẹ hãi hùng
Sự đau, sự khổ, khôn cùng tỏ phân
Khi sản xuất muôn phần an lạc
Cũng ví như được bạc, được vàng.
Thế Tôn lại bảo A Nan:
Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin.
Ðiều thứ nhứt: giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường châu đáo mọi bề.
Thứ hai: sanh đẻ gớm ghê
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần.
Ðiều thứ ba: thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu bền vững chẳng lay.
Thứ tư: ăn đắng uống cay
Ðể dành bùi ngọt đủ đầy cho con.
Ðiều thứ năm: lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm, khô ráo phần con.
Thứ sáu : bú sữa nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê.
Ðiều thứ bảy: không chê ô uế
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền.
Thứ tám: chẳng nỡ chia riêng
Nếu con đi vắng cha phiền, mẹ lo.
Ðiều thứ chín: miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lỗi, bị giam, bị cầm.
Ðiều thứ mười: chẳng ham trau chuốt
Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn.
Phật lại bảo: A Nan nên biết,
Trong chúng-sanh tuy thiệt phẩm người
Mười phần mê muội cả mười
Không tường ơn trọng đức dày song thân.
Chẳng kính mến quên ơn trái đức
Không xót thương dưỡng dục cù lao
Ấy là bất hiếu mạc giao (*Thầy đọc lộn là "báo hiếu)( 莫 mạc: đừng)
Vì những người ấy đời nào nên thân.
Mẹ sanh con cưu mang mười tháng
Cực khổ dường gánh nặng trên vai
Uống ăn chẳng đặng vì thai
Cho nên thân thể hình hài kém suy.
Khi sanh sản hiểm nguy chi xiết
Sanh đặng rồi tinh huyết dầm dề
Ví như thọc huyết trâu dê
Nhất sanh thập tử nhiều bề gian nan.
Con còn nhỏ phải lo săn sóc
Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con
Phải tắm phải giặt rửa trôn
Biết rằng dơ dáy, mẹ không ngại gì.
Nằm phía ướt, con nằm phía ráo
Sợ cho con ướt áo, ướt chăn
Hoặc khi ghẻ chóc khắp thân
Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương.
Trọn ba năm bú nương sữa mẹ
Thân gầy mòn nào nệ với con
Khi con vừa được lớn khôn
Cha mẹ dạy bảo cho con vỡ lòng.
Cho đi học mở thông trí huệ
Dựng vợ chồng có thế làm ăn
Ước mong con được nên thân
Dầu cho cha mẹ cơ bần quản chi.
Con đau ốm tức thì lo chạy
Dầu tốn hao đến mấy cũng đành
Khi con căn bệnh đặng lành
Thì cha mẹ mới an thần định tâm.
Công dưỡng dục sánh bằng non biển
Cớ sao con chẳng biết ơn này
Hoặc khi lầm lỗi bị rầy
Chẳng tuân thì chớ, lại bày ngỗ ngang.
Hỗn cha mẹ, phùng mang trợn mắt
Khinh trưởng huynh, nộ nạt thê nhi
Bà con chẳng kể ra chi
Không tuân sư phụ, lễ nghi chẳng tường.
Lời dạy bảo song đường không kể
Tiếng khuyên răn anh chị chẳng màng
Trái ngang chống báng mọi đàng
Ra vào lui tới mắng càn người trên.
Vì lỗ mãng tánh quen càn bướng
Chẳng kể lời trưởng thượng dạy răn
Lớn lên theo thói hung hăng
Ðã không nhẫn nhịn, lại càng hành hung.
Bỏ bạn lành, theo cùng chúng dữ
Nết tập quen, làm sự trái ngang
Nghe lời dụ dỗ quân hoang
Bỏ cha bỏ mẹ trốn sang quê người.
Trước còn tập theo thời theo thế
Thân lập thân, tìm kế sanh nhai
Hoặc đi buôn bán kiếm lời
Hoặc vào quân lính với đời lập công.
Vì ràng buộc đồn công mối nợ
Hoặc trở ngăn vì vợ, vì con
Quên cha, quên mẹ tình thâm
Quên xứ, quên sở, lâu năm không về.
Ấy là nói những người có chí
Chớ phần nhiều du hí mà thôi
Sau khi phá hết của rồi
Phải tìm phương kế kiếm đôi đồng xài.
Theo trộm cướp, hoặc là bài bạc
Phạm tội hình, tù rạc phải vương
Hoặc khi mang bệnh giữa đường
Không người nuôi dưỡng, bỏ thân ngoài đồng.
Hay tin dữ bà con cô bác
Cùng mẹ cha xao xác buồn rầu
Thương con than khóc âu sầu
Có khi mang bịnh đui mù vấn vương.
Hoặc bịnh nặng vì thương quá lẽ
Phải bỏ mình làm quỉ giữ hồn
Hoặc nghe con chẳng lo lường
Trà đình tửu điếm phố phường ngao du.
Cứ mải miết với đồng bất chính
Chẳng mấy khi thần tỉnh mộ khang
Làm cho cha mẹ than van
Sanh con bất hiếu phải mang tiếng đời.
Hoặc cha mẹ đến hồi già yếu
Không ai nuôi thốn thiếu mọi điều
Ốm đau đói rách kêu rêu
Con không cấp dưỡng, bỏ liều chẳng thương.
Phận con gái còn nương cha mẹ
Thì có lòng hiếu đễ thuận hòa ( 悌 đễ: hòa thuận)
Cần lao phục dịch trong nhà
Dễ sai, dễ khiến hơn là nam nhi.
Song đến lúc, tùng phu xuất giá
Lo bên chồng chẳng sá bên mình
Trước còn lai vãng đến thăm
Lần lần nguội lạnh biệt tăm biệt nhàn.
Quên dưỡng dục song thân ân trọng
Không nhớ công mang nặng đẻ đau
Chẳng lo báo bổ cù lao
Làm cho cha mẹ buồn rầu thảm thay!
Nếu cha mẹ la rầy quở mắng
Trở sanh lòng hờn giận chẳng kiêng
Chớ chi chồng đánh liên miên
Thì cam lòng chịu chẳng phiền chẳng than.
Tội bất hiếu lưỡng ban nam nữ
Nói không cùng nghiệp dữ phải mang
Nghe Phật chỉ rõ mọi đàng
Trong hàng đại chúng lòng càng thảm thay.
Gieo xuống đất, lấy cây lấy củi
Ðập vào mình, vào mũi, vào hông
Làm cho các lỗ chân lông
Thảy đều rướm máu ướt đầm cả thân.
Ðến hôn mê tâm thần bất định
Một giây lâu mới tỉnh than rằng:
Bọn con quả thật tội nhân
Xưa nay chẳng rõ, không hơn người mù.
Nay tỏ ngộ biết bao lầm lạc
Ruột gan dường như nát như tan
Tội tình khó nỗi than van
Làm sao trả đặng muôn ngàn ân sâu.
Trước Phật tiền, ai cầu trần tố
Xin Thế Tôn mẫn cố bi lân
Làm sao báo đáp thù ân
Tỏ lòng hiếu thuận song thân của mình?
Phật bèn dùng phạm thanh sáu món
Phân tỏ cùng đại chúng lắng nghe:
Ân cha, nghĩa mẹ nặng nề
Không phương báo đáp cho vừa sức đâu.
Ví có người ân sâu dốc trả
Cõng mẹ cha tất cả hai vai
Giáp Tu Di núi chẳng sai
Ðến trăm ngàn kiếp ân kia chưa vừa.
Ví có người gặp cơn đói rét
Nuôi song thân dâng hết thân này
Xương nghiền thịt nát phân thây
Trải trăm ngàn kiếp ân đây chưa đồng.
Ví có người vì công sanh dưỡng
Tự tay mình khoét thủng song ngươi
Chịu thân mù tối như vầy
Ðến trăm ngàn kiếp ơn này thấm đâu.
Ví có người cầm dao thật bén
Mổ bụng ra rút hết tâm can
Huyết ra khắp đất chẳng than
Ðến trăm ngàn kiếp thâm ân đâu bằng.
Ví có người dùng ngàn mũi nhọn
Ðâm vào mình bất luận chỗ nào
Tuy là sự khó biết bao
Trải trăm ngàn kiếp không sao đáp đền.
Ví có người vì công dưỡng dục
Tự treo mình, cúng Phật thế đèn
Cứ treo như vậy trọn năm
Trải trăm ngàn kiếp ân thâm chưa đền.
Ví có người xương nghiền ra mỡ
Hoặc dùng dao chặt bửa thân mình
Xương tan, thịt nát chẳng phiền
Ðến trăm ngàn kiếp ơn trên chưa đồng.
Ví có người vì công dưỡng dục
Nuốt sắt nóng thấu ruột thấu gan
Làm cho thân thể tiêu tan
Ðến trăm ngàn kiếp thâm ân chưa đền.
Nghe Phật nói thảy đều kinh khủng
Giọt lệ tràn khó nỗi cấm ngăn
Ðồng thanh bạch Phật lời rằng:
Làm sao trả đặng ân thâm song đường?
Phật mới bảo các hàng Phật tử:
Phải lắng nghe ta chỉ sau này
Các ngươi muốn đáp ơn dày
Phải nên biên chép Kinh đây lưu truyền.
Vì cha mẹ trì chuyên phúng tụng
Cùng ăn năn những tội lỗi xưa
Cúng dường Tam Bảo sớm trưa
Cùng là tu phước, chẳng chừa món chi.
Rằm tháng Bảy đến kỳ Tự Tứ
Thập phương Tăng đều dự lễ này
Sắm sanh lễ vật đủ đầy
Chờ giờ câu hội đặt bày cúng dâng.
Ðặng cầu nguyện song đường trường thọ
Hoặc sanh về Tịnh Ðộ an nhàn
Ấy là báo đáp thù ân
Sanh thành dưỡng dục song thân của mình.
Mình cần phải tụng Kinh lạy Phật
Pháp Tam Quy, bậc nhất giới trai
Những lời ta dạy hôm nay
Các ngươi nhớ lấy từ đây phụng hành.
Ðược như vậy mới là khỏi tội
Bằng chẳng thì ngục tối phải sa
Trong năm đại tội kể ra
Bất hiếu thứ nhứt, thật là trọng thay.
Sau khi chết, bị đày vào ngục
Ngũ Vô Gián cũng gọi A Tỳ
Ngục này trong núi Thiết Vi
Vách phên bằng sắt vây quanh bốn bề.
Trong ngục này hằng ngày lửa cháy
Ðốt tội nhân hết thảy thành than
Có lò nấu sắt cho tan
Rót vào trong miệng tội cang hành hình.
Vì bất hiếu nên mình thọ khổ
Lột thịt ra máu đổ tràn lan
Lại có chó sắt cắn gan
Phun ra khói lửa đốt đoàn tội nhân.
Ở trong ngục có giường bằng sắt
Bắt tội nhơn nằm khắp đó xong
Rồi cho một ngọn lửa hồng
Nướng quay chúng nó da phồng thịt phao.
Móc bằng sắt thương đao gươm giáo
Trên không trung đổ tháo như mưa
Gặp ai chém nấy chẳng chừa
Làm cho thân thể nát nhừ như tương.
Những hình phạt vô phương kể hết
Mỗi ngục đều có cách trị riêng
Như là xe sắt phân thây
Chim ưng mổ bụng, trâu cày lưỡi lê.
Nếu mà đặng chết liền đã đỡ
Vì nghiệp duyên không nỡ hành thân
Ngày đêm chết sống muôn lần
Ðến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây.
Sự hành phạt tại A Tỳ ngục
Rất nặng nề ngỗ nghịch song thân
Chúng ngươi đều phải ân cần
Thừa hành các việc phân trần khoảng trên.
Nhứt là phải Kinh nầy in chép
Truyền bá ra cho khắp Ðông Tây
Như ai chép một quyển nầy
Ví bằng đặng thấy một vì Thế Tôn.
Nếu in được ngàn muôn quyển ấy
Thì cũng bằng thấy Phật vạn thiên
Do theo nguyện lực tùy duyên
Chư Phật ủng hộ y như sở nguyền.
Cha mẹ đặng xa miền khốc lãnh
Lại hóa sanh về cõi thiên cung
Khi lời Phật giảng vừa xong
Khắp trong tứ chúng một lòng kính vâng.
Lại phát nguyện thà thân này nát
Ra bụi tro muôn kiếp chẳng nài
Dầu cho kéo lưỡi trâu cày
Đến trăm ngàn kiếp lời Thầy không quên.
Ví như bị bá thiên đao kiếm
Khắp thân này đâm chém phanh thây
Hoặc như lưỡi trói thân này
Trải trăm ngàn kiếp lời thầy chẳng sai.
Dẫu thân này bị cưa bị chặt
Phân chia ra muôn đoạn rã rời
Đến trăm ngàn kiếp như vầy
Chúng con cũng chẳng trái lời thầy khuyên.
Ðức A Nan kiền thiền đảnh lễ
Cầu Thế Tôn đặt để hiệu kinh
Ngày sau truyền bá chúng-sanh
Dễ bề phúng tụng kiên tinh tu hành
Phật mới bảo: A Nan nên biết
Quyển Kinh này quả thiệt cao xa
Ðặt tên "BÁO HIẾU MẸ CHA"
Cùng là "ÂN TRỌNG" thật là chơn kinh.
Các ngươi phải giữ gìn châu đáo
Ðặng đời sau, y giáo phụng hành.
Sau khi Phật dạy đành rành
Bốn hàng Phật tử rất mừng rất vui
Thảy một lòng vâng theo lời Phật
Và kính thành tin chắc vẹn tuyền
Ðồng nhau trở lại Phật tiền
Nhất tâm đảnh lễ, rồi liền lui ra.
Bài Kệ Khen ngợi Ðức Mục-Kiền-Liên
Mục Liên tôn-giả,
Thay Phật tuyên hành
Gậy vàng vừa gõ
Cửa ngục băng thanh
Mọi người thoát tội
Tịnh Độ hóa sanh
Phúc tuệ mãi an lành
Nam-mô Đại-hiếu Mục-Kiền-Liên Bồ-tát (3 lần)
The Buddha Speaks the Ullambana Sutra
Thus I have heard, at one time, the Buddha dwelt at Shravasti in the Garden of the Benefactor of Orphans and the Solitary. Mahamaudgalyayana had just obtained the six penetrations and wished to cross over his father and mother to repay their kindness for raising him. Thus, using his Way Eye, he regarded the world and saw that his deceased mother had been born among the hungry ghosts. Having neither food nor drink, she was but skin and bones.
Mahamaudgalyayana felt deep pity and sadness, filled a bowl with food, and went to provide for his mother. She got the bowl, screened it with her left hand, and with her right hand made a fist of food. But before it entered her mouth, it turned into burning coals which could not be eaten. Mahamaudgalyayana called out and wept sorrowfully, and hastened to return to the Buddha to set forth all of this.
The Buddha said, "Your mother's offenses are deep and firmly rooted. You alone do not have enough power. Although your filial sounds move heaven and earth, the heaven spirits, the earth spirits, twisted demons, and those outside the way, Brahmans, and the Four Heavenly King Gods are also without sufficient strength. The awesome spiritual power of the assembled Sangha of the ten directions is necessary for liberation to be attained. I shall now speak a Dharma of rescue which causes all those in difficulty to leave worry and suffering, and to eradicate obstacles from offenses.
"The Buddha told Maudgalyayana, "The fifteenth day of the seventh month is the Pravarana Day for the assembled Sangha of the ten directions. For the sake of fathers and mothers of seven generations past, as well as for fathers and mothers of the present who are in distress, you should prepare an offering of clean basins full of hundreds of flavors and the five fruits, and other offerings of incense, oil, lamps, candles, beds, and bedding, all the best of the world, to the greatly virtuous assembled Sangha of the ten directions.
"On that day, all the holy assembly, whether in the mountains practicing dhyana samadhi, or obtaining the four fruits of the Way, or walking beneath trees, or using the independence of the six penetrations to teach and transform Sound Hearers and Those Enlightened to Conditions, or provisionally manifesting as Bhikshus when in fact they are Great Bodhisattvas on the Tenth Ground--all complete with pure precepts and ocean-like virtue of the holy Way--should gather in a great assembly and all of like mind receive the Pravarana food.
"If one thus makes offerings to these Pravarana Sanghans, one's present father and mother, parents of seven generations past, as well as the six kinds of close relatives will escape from the three paths of suffering, and at that time attain release. Their clothing and food will spontaneously appear. If the parents are still alive, they will have wealth and blessings for a hundred years. Parents of seven generations past will be born in the heavens. Transformationally born, they will independently enter the celestial flower light, and experience limitless bliss."
At that time the Buddha commanded the assembled Sangha of the ten directions to recite mantras and vows for the sake of the donor's family, for parents of seven generations. After practicing dhyana concentration, the Sangha accepted the food. When they first received the basin, they placed it before the Buddha in the stupa. When the assembled Sangha had finished the mantras and vows they received the food.
At that time the Bhikshu Maudgalyayana and the assembly of Great Bodhisattvas were all extremely delighted and the sorrowful sound of Maudgalyayana's crying ceased. At that time Maudgalyayana's mother obtained liberation from one kalpa of suffering as a hungry ghost. Maudgalyayana addressed the Buddha and said, "This disciple's parents have received the power of the merit and virtue of the Triple Jewel, because of the awesome spiritual power of the assembled Sangha. If in the future the Buddha's disciples practice filiality by offerings up the Ullambana basins, will they be able to cross over their present fathers and mothers as well us those of seven generations past?"
The Buddha replied "Good indeed! I am happy you asked that question. I just wanted to speak about that and now you have also asked about it. Good man, if Bhikshus, Bhikshunis, kings, crown princes, great ministers, great officials, cabinet members, the hundred ministers, and the tens of thousands of citizens wish to practice compassionate filial conduct, for the sake of the parents who bore them, as well as for the sake of fathers and mothers of seven lives past, on the fifteenth day of the seventh month, the day of the Buddha's Delight, the day of the Sangha's Pravarana, they all should place hundreds of flavors of foods in the Ullambana basins, and offer them to the Pravarana Sangha of the ten directions. They should vow to cause the length of their present fathers' and mothers' lives to reach a hundred years without illnesses, without sufferings, afflictions, or worries, and also vow to cause seven generations of fathers and mothers to leave the sufferings of the hungry ghosts, to be born among humans and gods, and to have blessings and bliss without limit."
The Buddha told all the good men and good women, "Those disciples of the Buddha who cultivate filial conduct should in thought after thought, constantly recall their present fathers and mothers when making offerings, as well as the fathers and mothers of seven lives past, and for their sakes perform the offering of the Ullambana basin to the Buddha and the Sangha and thus repay the loving kindness of the parents who raised and nourished them."
At that time the Bhikshu Maudgalyayana and the four-fold assembly of disciples, hearing what the Buddha said, practiced it with delight.
End of the Buddha Speaks the Ullambana Sutra.
Celebration of Ullambana
Ullambana is the day for helping those beings who are suffering so that they can obtain liberation.
The Venerable Mahamaudgalyayana, one of the great disciples of the Buddha, was foremost in spiritual powers. When he obtained the six spiritual penetrations, he searched for his departed mother. He discovered that she had fallen into the hells. Although the Venerable Maudgalyayana had great spiritual powers, he could not save his mother. Thereupon he knelt before his teacher, the Buddha, and beseeched the World Honored One to help.
The Buddha explained that his mother was suffering in the hells because of her deep offenses and so the Venerable Maudgalyayana must rely on the united strength of the Sangha of the ten directions in order to save his mother.
The Buddha said, “On the fifteenth day of the seventh month you should make an offering of the finest vegetarian foods and drinks and offer it to the Buddha and the Sangha. By making this offering, the Way-virtue of the high Sanghans of the ten directions will then be able to save your mother.”
The Venerable Mahamaudgalyayana did as the Buddha had instructed. Due to the strength of the greatly virtuous ones of the ten directions, his mother was reborn in the heavens. Since then, the Ullambana festival has become an annual Buddhist celebration and a day upon which anyone can rescue his or her parents of seven lives past.
The Venerable Master Hsuan Hua taught:
"No teaching is apart from Filiality. Apart from filiality, there is no teaching. When the limitless lessons under the sky are summarized, it is just this one lesson. This lesson encompasses limitless learning. Study this lesson to perfection and other lessons will also be completed."
THE FILIAL PIETY SUTRA:
THE SUTRA ABOUT THE DEEP KINDNESS OF PARENTS
AND THE DIFFICULTY OF REPAYING IT
Thus I have heard, at one time, the Buddha dwelt at Shravasti, in the Jeta Grove, in the Garden of the Benefactor of Orphans and the Solitary, together with a gathering of great Bhikshus, twelve hundred fifty in all, and with all of the Bodhisattvas, thirty-eight thousand in all.
At that time, the World Honored One led the great assembly on a walk toward the south. Suddenly they came upon a pile of bones beside the road. The World Honored One turned to face them, placed his five limbs on the ground, and bowed respectfully.
Ananda put his palms together and asked the World Honored One, 'The Tathagatha is the Great Teacher of the Triple Realm and the compassionate father of beings of the four kinds of births. He has the respect and reverence of the entire assembly. What is the reason that he now bows to a pile of dried bones?"
The Buddha told Ananda, "Although all of you are my foremost disciples and have been members of the Sangha for a long time, you still have not achieved far-reaching understanding. This pile of bones could have belonged to my ancestors from former lives. They could have been my parents in many past lives. That is the reason I now bow to them." The Buddha continued speaking to Ananda. "These bones we are looking at can be divided into two groups. One group is composed of the bones of men, which are heavy and white in color. The other group is composed of the bones of women, which are light and black in color."
Ananda said to the Buddha, "World Honored One, when men are alive in the world they adorn their bodies with robes, belts, shoes, hats and other fine attire, so that they clearly assume a male appearance. When women are alive, they put on cosmetics, perfumes, powders, and elegant fragrances to adorn their bodies, so that they clearly assume a female appearance. Yet, once men and women die, all that is left are their bones. How does one tell them apart? Please teach us how you are able to distinguish them."
The Buddha answered Ananda, "If when men are in the world, they enter temples, listen to explanations of Sutras and Vinaya texts, make obeisance to the Triple Jewel, and recite the Buddha's names, then when they die their bones will be heavy and white in color. Most women in the world have little wisdom and are saturated with emotion. They give birth to and raise children, feeling that this is their duty. Each child relies on its mother's milk for life and nourishment, and that milk is a transformation of the mother's blood. Each child drinks one thousand two hundred gallons of its mother's milk. Because of this drain on the mother's body whereby the child takes milk for its nourishment, the mother becomes worn and haggard and so her bones turn black in color and are light in weight."
When Ananda heard these words, he felt a pain in his heart as if he had been stabbed and wept silently. He said to the World Honored One, "How can one repay one's mother's kindness and virtue?"
The Buddha told Ananda, "Listen well, and I will explain it for you in detail. The fetus grows in its mother's womb for ten lunar months. What bitterness she goes through while it dwells there! In the first month of pregnancy, the life of the fetus is as precarious as a dewdrop on grass: how likely that it will not last from morning to evening but will evaporate by mid-day!
"During the second lunar month, the embryo congeals like curds. In the third month it is like coagulated blood. During the fourth month of pregnancy the fetus begins to assume a slightly human form. During the fifth month in the womb, the child's five limbs-two legs, two arms, and a head--start to take shape. In the sixth lunar month of pregnancy, the child begins to develop the essences of the six sense faculties: the eyes, ears, nose, tongue, body and mind. During the seventh month, the three hundred sixty bones and joints are formed, and the eighty-four thousand hair pores are also complete.
"In the eight lunar month of the pregnancy the intellect and the nine apertures are formed. By the ninth month the fetus has learned to assimilate the different nutrients of the foods it eats. For example, it can assimilate the essence of peaches, pears, certain plant roots and the five kinds of grains.
"Inside the mother's body, the solid internal organs, used for storing, hang downward, while the hollow internal organs, used for processing, spiral upward. These can be likened to three mountains which arise from the face of the earth. We can call these mountains Mount Sumeru, Karma Mountain, and Blood Mountain. These analogous mountains come together and form a single range in a pattern of upward peaks and downward valleys. So, too, the coagulation of the mother's blood from her internal organs forms a single substance, which becomes the child's food.
During the tenth month of pregnancy, the body of the fetus is completed and ready to be born. If the child is extremely filial, it will emerge with palms joined together in respect and the birth will be peaceful and auspicious. The mother will remain uninjured by the birth and will not suffer pain.
However, if the child is extremely rebellious in nature, to the extent that it is capable of commiting the five rebellious acts, then it will injure its mother's womb, rip apart its mother's heart and liver, or get entangled in its mother's bones. The birth will feel like the slices of a thousand knives or like ten thousand sharp swords stabbing her heart. Those are the agonies involved in the birth of a defiant and rebellious child.
To explain more clearly, there are ten types of kindness bestowed by the mother on the child:
The first is the kindness of providing protection and care while the child is in the womb.
The second is the kindness of bearing suffering during the birth.
The third is the kindness of forgetting all the pain once the child has been born.
The fourth is the kindness of eating the bitter herself and saving the sweet for the child.
The fifth is the kindness of moving the child to a dry place and lying in the wet herself.
The sixth is the kindness of suckling the child at her breast and nourishing and bringing up the child.
The seventh is the kindness of washing away the unclean.
The eighth is the kindness of always thinking of the child when it has travelled far.
The ninth is the kindness of deep care and devotion.
The tenth is the kindness of ultimate pity and sympathy.1. THE KINDNESS OF PROVIDING PROTECTION AND CARE WHILE THE CHILD IS IN THE WOMB
The causes and conditions from accumulated kalpas grows heavy,
Until in this life the child ends up in its mother's womb.
As the months pass, the five vital organs develop;
Within seven weeks the six sense organs start to grow.
The mother's body becomes as heavy as a mountain;
The stillness and movements of the fetus are like a kalpic wind disaster.
The mother's fine clothes no longer hang properly,
And so her mirror gathers dust.2. THE KINDNESS OF BEARING SUFFERING DURING BIRTH
The pregnancy lasts for ten lunar months
And culminates in difficult labor at the approach of the birth.
Meanwhile, each morning the mother is seriously ill
And during every day is drowsy and sluggish.
Her fear and agitation are difficult to describe;
Grieving and tears fill her breast.
She painfully tells her family That she is only afraid that death will overtake her.3. THE KINDNESS OF FORGETTING ALL THE PAIN ONCE THE CHILD HAS BEEN BORN
On the day the compassionate mothers bears the child,
Her five organs all open wide,
Leaving her totally exhausted in body and mind.
The blood flows as from a slaughtered lamb;
Yet, upon hearing that the child is healthy,
She is overcome with redoubling joy,
But after the joy, the grief returns,
And the agony wrenches her very insides,4. THE KINDNESS OF EATING THE BITTER HERSELF AND SAVING THE SWEET FOR THE CHILD
The kindness of both parents is profound and deep,
Their care and devotion never cease.
Never resting, the mother saves the sweet for the child,
And without complaint she swallows the bitter herself.
Her love is weighty and her emotion difficult to bear;
Her kindness is deep and so is her compassion.
Only wanting the child to get its fill,
The compassionate mother doesn't speak of her own hunger.5. THE KINDNESS OF MOVING THE CHILD TO A DRY PLACE AND LYING IN THE WET HERSELF
The mother is willing to be wet
So that the child can be dry.
With her two breasts she satisfies its hunger and thirst;
Covering it with her sleeve, she protects it from the wind and cold.
In kindness, her head rarely rests on the pillow,
And yet she does this happily,
So long as the child is comfortable,
The kind mother seeks no solace for herself.6. THE KINDNESS OF SUCKLING THE CHILD AT HER BREAST AND NOURISHING AND BRINGING UP THE CHILD
The kind mother is like the great earth.
The stern father is like the encompassing heaven
One covers from above' the other supports from below.
The kindness of parents is such that they know no hatred or anger toward their offspring,
And are not displeased, even if the child is born crippled.
After the mother carries the child in her womb and gives birth to it,
The parents care for and protect it together until the end of their days.7. KINDNESS OF WASHING AWAY THE UNCLEAN
Originally she had a pretty face and a beautiful body,
Her spirit was strong and vibrant.
Her eyebrows were like fresh green willows,
And her complexion would have put a red rose to shame.
But her kindness is so deep she will forego a beautiful face.
Although washing away the filth injures her constituion,
The kind mother acts solely for the sake of her sons and daughters
And willingly allows her beauty to fade.8. THE KINDNESS OF ALWAYS THINKING OF THE CHILD WHEN IT HAS TRAVELLED FAR
The death of loved ones is difficult to endure.
But separation is also painful.
When the child travels afar,
The mother worries in her village.
From morning until night, her heart is with her child,
And a thousand tears fall from her eyes.
Like the monkey weeping silently in love for her child,
Bit-by-bit her heart is broken.9. THE KINDNESS OF DEEP CARE AND DEVOTION
How heavy is the parents' kindness and emotional concern!
Their kindness is deep and difficult to repay.
Willingly they undergo suffering on their child's behalf.
If the child toils, the parents are uncomfortable.
If they hear that he has travelled afar,
They worry that at night he will have to lie in the cold.
Even a moment's pain suffered by their sons or daughters
Will cause the parents sustained distress.10. THE KINDNESS OF ULTIMATE PITY AND SYMPATHY
The kindness of parents is profound and important.
Their tender concern never ceases.
From the moment they awake each day,
their thoughts are with their children.
Whether the children are near or far away, the parents think of them often.
Even if a mother lives for a hundred years,
She will constantly worry about her eighty-year-old child!
Do you wish to know when such kindness and love ends?
It doesn't even begin to dissipate until her life is over.
The Buddha told Ananda, "When I contemplate living beings, I see that although they are born as human beings, nonetheless, they are stupid and dull in their thoughts and actions. They don't consider their parents' great kindness and virtue. They are disrespectful and turn their backs on kindness and what is right. They lack humaneness and are neither filial nor compliant.
For ten months while the mother is with child, she feels discomfort each time she rises, as if she were lifting a heavy burden. Like a chronic invalid, she is unable to keep her food and drink down. When the ten months have passed and the time comes for the birth, she undergoes all kinds of pain and suffering so that the child can be born. She is afraid of her own mortality, like a pig or lamb waiting to be slaughtered. Then the blood flows all over the ground. These are the sufferings she undergoes.
Once the child is born, she saves what is sweet for him and swallows what is bitter herself. She carries the child and nourishes it, washing away its filth. There is no toil or difficulty that she does not willingly undertake for the sake of her child. She endures both cold and heat and never even mentions what she has gone through. She gives the dry place to her child and sleeps in the dump herself. For three years she nourishes the baby with milk, which is transformed from the blood of her own body.
Parents continually instruct and guide their children in the ways of propriety and morality as the youngsters mature into adults. They arrange marriages for them and provide them with property and wealth or devise ways to get it for them. They take this responsibility and trouble upon themselves with tremendous zeal and toil, never speaking about their care and kindness.
When a son or daughter becomes ill, parents are worried and afraid to the point that they may even grow ill themselves. They remain by the child's side providing constant care, and only when the child gets well are the parents happy once again. In this way, they care for and raise their children with the sustained hope that their off-spring will soon grow to be mature adults.
How sad that all too often the children are unfilial in return! In speaking with relatives whom they should honor, the children display no compliance. When they ought to be polite, they have no manners. They glare at those whom they should venerate and insult their uncles and aunts. They scold their siblings and destroy any family feeling that might have existed among them. Children like that have no respect or sense of propriety.
Children may be well taught, but if they are unfilial, they will not heed the instructions or obey the rules. Rarely will they rely upon the guidance of their parents. They are contrary and rebellious when interacting with their brothers. They come and go from home without ever reporting to their parents. Their speech and actions are very arrogant and they act on impulse without consulting others. Such children ignore the admonishments and punishments set down by their parents and pay no regard to their uncles' warnings. Yet, at the same time, they are immature and always need to be looked after and protected by their elders.
As such children grow up, they become more and more obstinate and uncontrollable. They are entirely ungrateful and totally contrary. They are defiant and hateful, rejecting both family and friends. They befriend evil people and under their influence soon adopt the same kinds of bad habits. They come to take what is false to be true.
Such children may be enticed by others to leave their families and run away to live in other towns, thus denouncing their parents and rejecting their native town. They may become salesmen or civil servants who languish in comfort and luxury. They may marry in haste and that new bond provides yet another obstruction which prevents them from returning home for long periods of time.
Or, in going to live in other towns, these children may be incautious and find themselves plotted against or accused of doing evil. They may be unfairly locked up in prison. Or they may meet with illness and become enmeshed in disasters and hardships, subject to the terrible pain of poverty, starvation, and emaciation. Yet no one there will care for them. Being scorned and disliked by others, they will be abandoned on the street.
In such circumstances, their lives may come to an end. No one bothers to try to save them. Their bodies swell up, rot, decay, and are exposed to the sun and blown away by the wind. The white bones entirely disintegrate and scatter as these children come to their final rest in the dirt of some other town. These children will never again have a happy reunion with their relatives and kin. Nor will they ever know how their aging parents mourn for and worry about them.
The parents may grow blind from weeping or become sick from extreme grief and despair. Constantly dwelling on the memory of their children, they may pass away, but even when they become ghosts, their souls still cling to this attachment and are unable to let it go.
Others of these unfilial children may not aspire to learning, but instead become interested in strange and bizarre doctrines. Such children may be villainous, coarse, and stubborn, delighting in practices that are utterly devoid of benefit. They may become involved in fights and thefts, setting themselves at odds with the town by drinking and gambling. As if their own debauchery were not enough, they drag their brothers into it as well, to the further distress of their parents.
If such children do live at home, they leave early in the morning and do not return until late at night. Never do they ask about the welfare of their parents or make sure that they don't suffer from heat or cold. They do not inquire after their parents' well being in the morning or the evening, nor even on the first and fifteenth of the lunar month. In fact, it never occurs to these unfilial children to ever ask whether their parents have slept comfortably or rested peacefully. Such children are simply not concerned in the least about their parents' well being. When the parents of such children grow old and their appearance becomes more and more withered and emaciated, they are made to feel ashamed to be seen in public and are subjected to abuse and oppression.
Such unfilial children may end up with a father who is a widower or a mother who is a widow. The solitary parents are left alone in empty houses, feeling like guests in their own homes. They may endure cold and hunger, but no one takes heed of their plight. They may weep incessantly from morning to night, sighing and lamenting. It's only right that children should provide for ageing parents with food and drink of delicious flavours, but irresponsible children are sure to overlook their duties.
If they ever do attempt to help their parents out in any way, they feel embarrassed and are afraid people will laugh at them. Yet, such offspring may lavish wealth and food on their own wives and children, disregarding the toil and weariness involved in doing so. Other unfilial offspring may be so intimidated by their wives that they go along with all of their wishes. But when appealed to by their parents and elders, they ignore them and are totally unfazed by their pleas.
It may be the case that daughters were quite filial to their parents before their own marriages, but that they become progressively rebellious after they marry. This situation may be so extreme that if their parents show even the slightest signs of displeasure, the daughters become hateful and vengeful toward them. Yet they bear their husband's scolding and beatings with sweet tempers, even though their spouses are outsiders with other surnames and family ties.
The emotional bonds between such couples are deeply entangled, and yet those daughters hold their parents at a distance. They may follow their husbands and move to other towns, leaving their parents behind entirely. They do not long for them and simply cut off all communication with them. When the parents continue to hear no word from their daughters, they feel incessant anxiety. They become so fraught with sorrow that it is as if they were suspended upside down. Their every thought is of seeing their children, just as one who is thirsty longs for something to drink. Their kind thoughts for their offspring never cease.
The virtue of one's parents' kindness is boundless and limitless. If one has made the mistake of being unfilial, how difficult it is to repay that kindness!"
At that time, upon hearing the Buddha speak about the depth of one's parents' kindness, everyone in the Great Assembly threw themselves on the ground and began beating their breasts and striking themselves until all their hairpores flowed with blood. Some fell unconscious to the ground, while others stamped their feet in grief. It was a long time before they could control themselves.
With loud voices they lamented, "Such suffering! What suffering! How painful! How painful! We are all offenders. We are criminals who have never awakened, like those who travel in a dark night. We have just now understood our offenses and our very insides are torn to bits. We only hope that the World Honored One will pity us and save us. Please tell us how we can repay the deep kindness of our parents!"
At that time the Tathagata used eight kinds of profoundly deep and pure sounds to speak to the assembly. "All of you should know this. I will now explain for you the various aspects of this matter.
"If there were a person who carries his father on his left shoulder and his mother on his right shoulder until his bones were ground to powder by their weight as they bore through to the marrow, and if that person were to circumambulate Mount Sumem for a hundred thousand kalpas until the blood that flowed out from his feet covered his ankles, that person would still not have repayed the deep kindness of his parents.
"If there were a person who, during the period of a kalpa fraught with famine and starvation, sliced the flesh off his own body to feed his parents and did this as many times as there are dust motes as he passed through hundreds of thousands of kalpas, that person still would not have repayed the deep kindness of his parents.
"If there were a person who, for the sake of his parents, took a sharp knife and cut out his eyes and made an offering of them to the Tathagatas, and continued to do that for hundreds of thousands of kalpas, that person still would not have repayed the deep kindness of his parents.
"If there were a person who, for the sake of his father and mother, used a sharp knife to cut out his heart and liver so that the blood flowed and covered the ground and if he continued in this way to do this for hundreds of thousands of kalpas, never once complaining about the pain, that person still would not have repayed the deep kindness of his parents.
"If there were a person who, for the sake of his parents, took a hundred thousand swords and stabbed his body with them all at once so that they entered one side and came out the other, and if he continued in this way to do this for hundreds of thousands of kalpas, that person still would not have repayed the deep kindness of his parents.
"If there were a person who, for the sake of his parents, beat his bones down to the marrow and continued in this way to do this for hundreds of thousands of kalpas, that person still would not have repayed the deep kindness of his parents.
"If there were a person who, for the sake of his parents, swallowed molten iron pellets and continued in this way to do this for hundreds of thousands of kalpas, that person still would not have repayed the deep kindness of his parents."
At that time, upon hearing the Buddha speak about the kindness and virtue of parents, everyone in the Great Assembly wept silent tears and felt searing pain in their hearts. They reflected deeply, simultaneously brought forth shame and said to the Buddha, " World Honored One, how can we repay the deep kindness of our parents?"
The Buddha replied, "Disciples of the Buddha, if you wish to repay your parents' kindness, write out this Sutra on their behalf. Recite this Sutra on their behalf. Repent of transgressions and offenses on their behalf. For the sake of your parents, make offerings to the Triple Jewel. For the sake of your parents, hold the precept of pure eating. For the sake of your parents, practice giving and cultivate blessings. If you are able to do these things, you are being a filial child. If you do not do these things, you are a person destined for the hells."
The Buddha told Ananda, "If a person is not filial, when his life ends and his body decays, he will fall into the Spaceless, Avici Hell. This great hell is eighty thousand yojanas in circumference and is surrounded on all four sides by iron walls. Above, it is covered over by nets, and the ground is also made of iron. A mass of fire burns fiercely, while thunder roars and bright bolts of lightning set things afire. Molten brass and iron fluids are poured over the offenders' bodies. Brass dogs and iron snakes constantly spew out fire and smoke which burns the offenders and broils their flesh and fat to a pulp.
"Oh, such suffering! Difficult to take, difficult to bear! There are poles, hooks, spears, and lances, iron halberds and iron chains, iron hammers, and iron awls. Wheels of iron knives rain down from the air. The offender is chopped, hacked, or stabbed, and undergoes these cruel punishments for kalpas without respite.
Then they enter the remaining hells, where their heads are capped with fiery basins, while iron wheels roll over their bodies, passing both horizontally and vertically until their guts are ripped open and their bones and flesh are squashed to a pulp. Within a single day, they experience myriad births and myriad deaths. Such sufferings are a result of committing the five rebellious acts and of being unfilial when one was alive."
At that time, upon hearing the Buddha speaks about the virtue of parents' kindness, everyone in the Great Assembly wept sorrowfully and addressed the Tathagata, "On this day, how can we repay the deep kindness of our parents?"
The Buddha said, "Disciples of the Buddha, if you wish to repay their kindness, then for the sake of your parents print this Sutra. This is truly repaying their kindness.
If one can print one copy, then one will get to see one Buddha. If one can print ten copies, then one will get to see ten Buddhas. If one can print one hundred copies, then one will get to see one hundred Buddhas. If one can print one thousand copies, then one will get to see one thousand Buddhas. If one can print ten thousand copies, then one will get to see ten thousand Buddhas.
This is the power derived when good people print Sutras. All Buddhas will forever protect such people with their kindness and can immediately cause the parents of such people to be reborn in the heavens, to enjoy all kinds of happiness, and to leave behind the sufferings of the hells."
At that time, Ananda and the rest of the Great Assembly--the asuras, garudas, kinnaras, mahoragas, people, non-people, and others, as well as the gods, dragons, yakshas, gandarvas, wheel-turning sage kings, and all the lesser kings--felt all the hairs on their bodies stand on end when they heard what the Buddha had said. They wept grievously and were unable to stop themselves.
Each one of them made a vow saying, "All of us, from now until the exhaustion of the bounds of the future, would rather that our bodies be pulverized into small particles of dust for a hundred thousand kalpas, than to ever go against the Thus Come One's sagely teachings. We would rather that our tongues be plucked out, so that they would extend for a full yojana, and that for a hundred thousand kalpas an iron plough would run over them; we would rather have a hundred-thousand bladed wheel roll freely over our bodies, than ever go against the Tathagata's sagely teachings. We would rather that our bodies be ensnared in an iron net for a hundred thousand kalpas, than ever go against the Tathagata's sagely teachings. We would rather that for a hundred thousand kalpas our bodies would be chopped, hacked, mutilated, and chiselled into ten million pieces so that our skin, flesh, joints, and bones would be completely disintegrated, than ever go against the Tathagata's sagely teachings."
At that time, Ananda, with a dignity and a sense of peace, rose from his seat and asked the Buddha, "World Honored One, what name shall this Sutra have when we accord with it and uphold it?"
The Buddha told Ananda, "This Sutra is called THE SUTRA ABOUT THE DEEP KINDNESS OF PARENTS AND THE DIFFICULTY OF REPAYING IT. Use this name when you accord with it and uphold it."
At that time, the Great Assembly, the gods, humans, asuras, and the others, hearing what the Buddha has said, were completely delighted. They believed it, received it, and offered up their conduct in accord with it, and then bowed and withdrew.
Copyright © Buddhist Text Translation Society
Comments
Post a Comment